Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

FORMOSA, KẺ SÁT NHÂN THẾ KỶ!

                                (Ảnh MH: Nguồn internet)
FORMOSA, KẺ SÁT NHÂN THẾ KỶ!
      Người Việt nên nhớ: Dẫu rằng Formosa vẫn còn tồn tại hay đã biến đi vĩnh viễn khỏi VN, thì nhiệm vụ đầu độc dân tộc Việt của chúng cũng đã hoàn thành.
      Điều đáng sợ nhất không phải chỉ là chúng đã gây ra cảnh thất nghiệp, cảnh nhà tan cửa nát, cảnh đói khổ phải tha phương cầu thực của hàng triệu người dân 4 tỉnh miền Trung.
      Điều đáng sợ nhất không phải là chúng đã gây thất thoát hàng tỷ USD cho ngành thủy hải sản xuất khẩu, ngành dịch vụ du lịch biển...
      Điều đáng sợ nhất không phải là những bất ổn về chính trị mà chúng đã tạo ra hơn một năm qua tại 4 tỉnh miền Trung, nói riêng và trên toàn cõi VN, nói chung.
      Điều đáng sợ nhất chính là những hậu quả khôn lường có thể kéo dài đến cả chục thậm chí đến cả trăm năm sau vì sau sự cố Formosa hơn một năm qua trong khi chúng ta không hề thấy có động thái nổ lực nào của chính phủ trong việc lên phương án làm sạch biển. Thế hệ tương lai của tộc Việt rồi sẽ bị què quặt, liệt não, sống trong đau đớn và không có khả năng lao động vì tác hại của việc ăn hải sản biển đã bị nhiễm độc từ thế hệ hôm nay sau khi đã bị ru ngủ bởi sự ngu dốt, tham lam và ác độc của những tên tham quan vô lại, và không loại trừ âm mưu thâm độc của kẻ thù ngàn năm là cs TQ.
      Bài học từ thảm họa Minamata ở Nhật và nỗi đau 50 năm vì biển bị đầu độc của họ vẫn còn đó mặc dù chính phủ của đất nước mặt trời đã nổ lực làm sạch biển và tiêu tốn đến hàng tỷ USD.
      Trên một diễn đàn, GS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục YTDP và Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế đã liên tưởng sự kiện này với thảm họa vịnh Minamata ở Nhật.
      Ông Nga đặt ra giả thiết: “Nếu lặp lại sự kiện Vịnh Minamata thì là thảm họa. Vịnh Minamata ở Nhật bị công nghiệp xả nước thải có chứa thủy ngân, thủy ngân xâm nhập vào sinh vật thủy sinh rồi vào cá tạo thành hợp chất thủy ngân hữu cơ.
      Người ăn cá từ vịnh này bị ngộ độc thần kinh với những hậu quả vô cùng thảm khốc.
      Sau hơn 50 năm, Nhật Bản vẫn có nhiều trẻ em sinh ra với dị tật do thủy ngân và hàng ngàn người hiện nay vẫn bị nhiễm độc thần kinh làm tiêu tốn rất nhiều triệu đô la của nhà nước.
       Đấy là cái giá phải trả cho sự buông lỏng kiểm soát môi trường trong phát triển".
      Người viết nghĩ rằng các bạn vì yêu quê hương và dân tộc VN nên đang quan tâm đến nhiều vấn đề chính trị của đất nước. Thể chế nào không mang đến tự do, hạnh phúc, không mang đến cơm no, áo ấm cho nhân dân rồi cũng sẽ suy tàn. Nhưng theo người viết; điều điều cốt lõi để cho tương lai khỏe mạnh và phát triển của dân tộc VN lại nằm ở vấn đề môi trường và những âm mưu tiềm tàng nhưng thâm độc của kẻ thù.
      Mong rằng mọi người luôn ghi nhớ điều này và đòi hỏi sự nổ lực quan tâm của chính phủ về việc lo khắc phục sự cố môi trường và mọi hoạt động tiếp theo của kẻ sát nhân mang tên FORMOSA.
"FORMOSA, KẺ SÁT NHÂN THẾ KỶ"!
"FORMOSA IS THE KILLER!"
(Cóc Tía), SG, 04/05/2017
P/s: Không phải lo xa, nhưng theo người viết đó là một vấn đề đáng lo ngại nhất đang và đã xảy ra nhưng chưa thấy khắc phục.




(Ảnh MH: Nguồn internet)



Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

NHẠC BOLERO VÀI ĐIỀU CHIA SẺ.


NHẠC BOLERO VÀI ĐIỀU CHIA SẺ.
      Vừa qua trên mạng lùm xùm tranh cãi về việc đề nghị cấm hay không cấm hát nhạc Bolero. Riêng về vấn đề này Cóc tui ngứa miệng xin chia sẻ vài điều.
      Theo Bách khoa tự điển mở thì Bolero là điệu nhảy dân tộc của Tây Ban Nha được sáng tạo bởi vũ sư Sebastian Zerezo tại Cádiz vào năm 1780, sau đó phát triển sang khu vực Mỹ Latinh (đặc biệt là Cuba) khoảng 1 thế kỷ sau.
      Bolero Việt Nam (tiếng Tây Ban Nha: Bolero) là một điệu nhạc của Mỹ Latinh du nhập vào Việt Nam Cộng Hoà từ thập niên 1950 và phổ biến trong các bài hát tại miền nam Việt Nam từ thập niên 1950 đến nay. Điệu Bolero không chỉ sử dụng trong các ca khúc nhạc vàng mà lác đác trong các nhạc phẩm khác của Tân nhạc Việt Nam, và nhạc vàng theo nghĩa phổ thông không chỉ theo điệu Bolero (một số theo điệu Rhumba, Slow, Habanera,...) tuy nhiên hầu hết các bài hát điệu Bolero ở Việt Nam đều có đặc tính chung là đậm chất dân ca, giai điệu đều đều, chậm, lời ca vần và dễ thuộc, chủ đề đơn giản, ít có tính hình tượng và mang tính triết lý.
      Với tui, nhạc Bolero giống như một đĩa mắm dưa cà trong bữa ăn dân dã của người Việt. Dễ thấy rằng mỗi bà mẹ VN đều rất thích chế biến món ăn này trong bữa cơm của gia đình. Hương vị cay nồng của ớt tỏi, trộn lẫn với vị mặn tê đầu lưỡi của mùi mắm cái và tiếng giòn rụm khi nhai ra vị ngọt chát của dưa cà...là cảm xúc tuyệt vời khi quây quần cùng anh chị em bên mâm cơm gia đình.
      Nhạc Bolero theo quan niệm của tui cũng giống như thế. Đó là giòng nhạc từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người, nhất là dân miền Nam trước năm 1975. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển, nhiều giòng nhạc sang đã nhanh chóng du nhập và chiếm lĩnh sở thích chung trong hồn người dân Việt thời bây giờ, nhưng điều đó không có nghĩa là Bolero đã lỗi thời và không còn ai muốn nghe. Ở đất nước ta, thời nào cũng vậy, giới bình dân chiếm đa số trong các giới khác mà phần lớn món ăn tinh thần của họ về âm nhạc là họ vẫn chuộng nghe nhạc Bolero. Thậm chí trong bài năm trở lại đây, những người dân thành phố thuộc giới trí thức cũng bắt đầu muốn quay lại để nghe những bản nhạc xưa có điệu Bolero mùi mẫn. Dường như trong bước đường bôn ba tìm kiếm hạnh phúc của họ, đôi khi họ cảm thấy chơ vơ và lạc lõng trong ánh hào quang phù phiếm của cuộc đời. Những ca từ bác học, lung linh, sang cả...đôi lúc trở nên nhạt nhẽo, vô hồn không làm cho họ thoả mãn được tính cách mộc mạc, đơn sơ nhưng chân tình vốn có của họ. Nhạc Bolero đáp ứng được cho họ điều đó giống như họ ngồi trước những món sơn hào hải vị trong một tiệc cưới nhưng đầu óc lại mơ về nồi cá nục kho mẳn đang bốc hơi thơm nghi ngút hay dĩa dưa cà trong mâm cơm đơn sơ trong ngôi nhà nhỏ ấm cúng của mình. Con người càng lớn tuổi hay càng thành công, khi va chạm đường đời càng nhiều thì dường như thỉnh thoảng họ có xu hướng muốn quay trở lại với nguồn cội của mình. Nhạc Bolero nó thoả mãn được điều đó. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mắm dưa cà ăn nhiều thì sợ lên máu nhưng lâu ngày không ăn thì thấy nhớ, thì nhạc Bolero cũng thế. Chỉ nghe nó khi cảm thấy có tâm trạng và cũng chỉ nghe một đôi bài.
      Nhạc Bolero tuy không cao sang nhưng gần gũi đến mức ai cũng có thể chạm vào với cảm giác thích thú pha lẫn xúc động như được hồi tưởng về những ký ức ngọt ngào của một thời trẻ thơ khốn khó.
     Trên đây chỉ là suy nghĩ có tính chất cá nhân của tui, một người bình thường, không có tài năng đặc biệt gì về âm nhạc. Tuy nhiên, tui nghĩ rằng việc thích hay không thích nhạc Bolero là quyền của mỗi người. Nghệ thuật thì không có chuẩn mực nào cả, vì vậy không nên lên tiếng khích bác và chê bai dòng nhạc Bolero và đòi cấm đoán nó. Kẻ nào cho rằng nhạc Bolero là quê mùa, không nên cho phép lưu hành thì kẻ đó chẳng qua là những tên trưởng giả mới phất lên, có chút tiền hoặc chút kiến thức, tinh tướng thích học đòi làm sang. Giống như mới giàu lên một chút vội chê bữa cơm nhà quê mùa mẹ nấu vậy!
(Cóc Tía), SG, 22/03/2017

CẢM XÚC BIỂN HỒ.


CẢM XÚC BIỂN HỒ.
      Truyền thuyết kể rằng từ xa xưa nơi này là một thung lũng đất đai trù phú. Ở đây có một buôn làng người dân tộc sinh sống rất hoà thuận và đầm ấm.
      Câu chuyện bắt đầu từ một lễ hội đâm trâu truyền thống. Tối hôm ấy, toàn dân trong buôn tập hợp quanh bãi đất trống giữa làng, mọi người nhảy múa bên đống lửa bập bùng. Chính giữa là một con trâu màu lông trắng toát mà họ săn được trước đó vài ngày. Nó bị xích vào chiếc cột để chuẩn bị hiến mình cho một lễ hội thần bí; Lễ đâm trâu.
      Có một chi tiết lạ kỳ là trước khi những mũi giáo của những chàng trai lực lưỡng xiên vào cơ thể của nó, nó đã rống lên 3 tiếng thật lớn vang dội cả núi rừng rồi nhỏ những giọt nước mắt buồn bã.
      Nó đã bị giết sau đó và lễ hội đã thành công tốt đẹp. Buôn làng hầu hết ai cũng say luý tuý bên những ché rượu cần tràn trề, những miếng thịt trâu nướng thơm ngát mũi và những vũ điệu vui nhộn bên ánh lửa bập bùng với tiếng cồng chiêng vang vọng cả núi rừng.
      Sáng hôm sau, người ta không còn thấy buôn làng đâu nữa, mà thay vào đó là một hồ nước mênh mông trong vắt. Đó chính là biển hồ Tơ Nưng trên cao nguyên lộng gió bây giờ.
      Trên đây là một câu chuyện truyền thuyết mà tôi nghe ai đó kể lại từ khi còn thơ ấu.
      Sau bao nhiêu biến cố xảy ra. Biển Hồ Tơ Nưng bây giờ vẫn đẹp. Một nét đẹp hoang sơ làm say đắm lòng người bởi câu chuyện thần thoại đau lòng mà có lẽ ít ai được nghe đến. Có ai đó từng nói rằng, vẻ đẹp thơ mộng, mặt nước mênh mông, mây trời lồng lộng, bao quanh là những vạt rừng thông bát ngát, điểm xuyến các loài hoa khoe sắc ven hồ, ong bướm dập dìu, chim hót líu lo... Nhiều người còn ví Biển Hồ như viên ngọc bích giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên, là "đôi mắt đẫm lệ" của phố núi Pleiku, và là nơi khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho giới văn nghệ sĩ.

      Có người viết rằng, "Biển Hồ Tơ Nưng ở Pleiku còn được gọi là T'Nưng hay Tơ Nuêng theo tiếng địa phương, nghĩa là "biển trên núi", bởi đây là hồ nước ngọt rộng lớn, nguyên là một miệng núi lửa đã ngưng hoạt động cách đây hàng triệu năm. Khi có gió to, mặt hồ thường tạo sóng nên mới gọi là biển hồ.
      Hồ có hình bầu dục, với diện tích mặt nước 230ha, độ sâu trung bình 16 - 19m, nơi sâu nhất có thể tới 40m. Đây là nguồn nước sinh hoạt quan trọng cung cấp cho thành phố Pleiku. Theo người dân nơi đây, từ trước tới giờ mực nước ở hồ núi lửa Tơ Nưng chưa lúc nào cạn dù có gặp nắng hạn đến đâu.
      Quanh biển Hồ Tơ Nưng là muôn hoa khoe sắc. Cứ mỗi độ xuân về, hoa cúc quỳ trải thảm vàng trên các bìa rừng, bãi cỏ. Hoa Ê Pang màu xanh lục, phủ kín từ mép hồ lên triền đồi thoai thoải. Hoa gạo đỏ rực trên nền trời xanh thẳm. Lác đác đó đây là những vạt hoa mua màu tím, hoa ngải vàng rơm, hoa đơn đỏ hồng...
      Các lùm lau sậy ven Hồ Tơ Nưng cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài chim đẹp. Chim sin sít lông tím mỏ hồng, giọng hót lanh lảnh như tiếng kèn đồng. Chim bói cá với bộ lông màu lam pha vàng, cam sặc sỡ, chao lượn sát mặt nước kiếm mồi. Chim cuốc lông đen hay lốm đốm hoa mơ thì lúc ẩn, lúc hiện trong đám cỏ lau...
      Biển Hồ Tơ Nưng còn là vựa cá lớn của Tây Nguyên, gồm đủ loài cá nước ngọt như cá chép, cá trắm, cá trôi, cá đá, cá niềng, cá chày, cá ngựa... Ngoài ra còn có rùa, ba ba, lươn, chình... là những loài sinh sống lâu năm trong hồ."
      Sau bao năm xa cách, nhân dịp giỗ mẹ, tôi quay về thăm lại nơi đây trong một buổi chiều đầu tháng ba với nhiều cảm xúc. Nhưng có lẽ khi im lặng ngắm nhìn nắng vàng nhạt dần trên các sườn đồi, sương khói bay lãng đãng từ bên kia hồ, cùng với tiếng ríu rít của những đàn chim lũ lượt bay về tổ. Tiếng gió thổi vi vu làm lăn tăn mặt nước phản chiếu ánh sáng lấp lánh của buổi chiều tà, cùng với một chút se lạnh trong không gian cô quạnh, mới thấm thía được nỗi buồn của người xa xứ và cái hư ảo về những được mất của cuộc đời.
Cóc Tía, Pleiku, 26/03/2017














Thứ Hai, 1 tháng 5, 2017

CÁI MẶT BẰNG ĐỎNG ĐẢNH.


CÁI MẶT BẰNG ĐỎNG ĐẢNH.
     Câu chuyện đôi vợ chồng trẻ tính tình dễ thương về thuê căn nhà mặt tiền nhỏ xíu đối diện nơi tôi ở để bán bún riêu, cuối cùng cũng đành đội nón ra đi vào những ngày cuối năm 2016 sau nhiều tháng lăn lộn vật vả để tồn tại ở đất SG nhưng không thành. Dĩ nhiên ngoài ước mong trụ vững lâu dài nơi đây, còn có một ước muốn nhỏ nhoi muốn được làm mẹ của cô bé chủ quán cũng tan thành mây khói. Cái mặt bằng này một lần nữa lại từ chối cặp vợ chồng trẻ nghèo muốn khởi nghiệp tại đây.
     Bẳng đi 2 tháng, đầu tháng 4 năm nay (2017) cái mặt bằng nhỏ xíu đó lại chào đón một cặp vợ chồng nghèo khác đến thuê ở. Họ cũng sử dụng chỗ này để bán hủ tiếu và bò kho giá rất bình dân. Như những vị khách trước đây trong câu chuyện tôi đã kể từ năm ngoái, tuy giá cho thuê không cao, chỉ có 3,5 triệu đồng cho 1 tháng, nhưng có vẻ như quá khó cho nhiều người chọn nơi này làm tổ ấm và kinh doanh.
     Có một chút buồn man mác không rõ nét lắm khi phải chia tay với từng người đến đây ở rồi lại ra đi, và lại có một chút vui nho nhỏ cùng với ước muốn cho những người mới đến thành công và trụ vững lâu dài nơi cái mặt bằng đỏng đảnh đáng ghét này. Xem chừng ai mới đến cũng muốn kiếm lời thật ít trong công việc buôn bán hàng ăn của mình để giữ khách và hy vọng tồn tại dài lâu ở đây. Tuy rằng lúc mới đến, ai cũng rất phấn khởi và hy vọng trước vị trí khá hấp dẫn mà giá cả lại hợp lý này, nhưng xem ra thật không dễ dàng chút nào, vì chỉ có tôi là người biết rõ bản tính của nó.
     Về những người mới đến, tôi thấy họ cũng vui vẻ và háo hức với những toan tính của mình, mặc dù không biết họ sẽ lãi bao nhiêu với tô hủ tiếu nấu ngọt lịm với 2 cục xương heo mà giá chỉ 15 ngàn đồng, hoặc tô phở bò kho nấu không tệ lắm nhưng giá chỉ 20 ngàn đồng. Nhưng thôi, cứ để họ sống, làm việc và hy vọng, mặc dù tôi biết chắc rằng họ cũng sẽ rời khỏi nơi đây sớm thôi. Bởi vì, nếu cuộc sống không còn chút hy vọng thì sẽ không có cảnh đua tranh, chen chúc và vật vả sống ở vùng đất mà những ai mới đến cũng thấy thật náo nhiệt, sang trọng, giàu có và hấp dẫn của SG.
    Sài gòn là vậy, vùng đất đầy hứa hẹn cho nhiều người mới đến, nhưng cũng lạnh lùng và khắc nghiệt cho những ai nghèo khổ quyết tâm bám trụ dài lâu để tìm kiếm cơ hội cho mình.
     Cái mặt bằng đỏng đảnh trong khu phố nơi tôi sống tuy không mới nhưng không bao giờ cũ trong mỗi cuộc đời của những người mới đến ở, trong câu chuyện kể của tôi.
(Cóc Tía), SG, 08/04/2017



BIỂN CHẾT RỒI.

                               (Ảnh MH: Nguồn internet)
BIỂN CHẾT RỒI.
Con về thăm xứ biển
Sau nhiều năm tha hương
Biển quê mình thân thương
Thuyền khơi xa đâu rồi?
Thuyền nằm trắng bãi bồi
Lưới chài thiêm thiếp ngủ
Nhớ về năm tháng cũ
Tung hoàng giữa trùng khơi
Còn đâu những sớm mai
Rộn ràng trên bến bãi
Nụ cười giòn mê mải
Nở trên môi mọi người
Qua rồi có một thời
Chiều về khoang đầy cá
Quê mình giờ buồn quá
Biển quê hương chết rồi
(Cóc Tía), SG, 09042017

TRÉO NGOE


TRÉO NGOE
Bộ dục có lắm thằng khùng
Đưa ra nhiều luật lùng bùng lỗ tai
Con nít Tiểu học phải khai
Có thai mấy bận mới cho vô trường
Mới nghe tưởng chuyện hoang đường
Nhưng là thực tế học đường phải nghe.
Thương quá số phận tréo ngoe
Trên đe: thằng lú, dưới đè: thằng ngu.
(Cóc Tía), SG, 12042017

YÊU LẮM SÀI GÒN!


YÊU LẮM SÀI GÒN!
      Trời Sài Gòn mùa này nắng cực kinh khủng. Đang nằm nhà ngáp vắn ngáp dài. Trên Fb đầy những tin tức buồn, ngán ngẫm không muốn đọc. Bỗng trong inbox có tin nhắn của thằng em. Nó than SG mùa này nóng nực, buồn. Hỏi nó vậy mày muốn gì? Nó đưa cái mặt cười kèm theo câu"Muốn mời anh nhậu!". Mình nghe thế Ok liền.
      Vội vã bước xuống nhà phóng xe ra đường. Đi một đoạn nhìn thấy đồng hồ báo hết xăng, tấp vô cây xăng khúc ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn văn Cừ, giọng dõng dạc lắm:
      - Ê! Đổ cho anh 50 ngàn nghe em!
      Thằng nhỏ đang loay hoay bấm số, còn mình thì thò tay túi sau móc cái bóp. Cái bóp không thấy đâu, hoảng hồn móc sạch các túi còn lại chỉ có đúng 10 ngàn. Vội vã xua tay nói:
      - Chết mẹ! Anh để quên tiền ở nhà rồi, 10 ngàn có đổ xăng không?
      Thằng nhỏ cười tủm tỉm gật đầu. Bỗng nghe bên cạnh có giọng nói nhỏ nhẹ ngọt tựa mía lùi:
      - Đổ cho ảnh 20 ngàn đi anh!
      Bất ngờ xoay qua nhìn. Thì ra đó là một phụ nữ tuổi chừng trên 30. Nàng bịt khăn kín mít trừ đôi mắt to khá đẹp. Ngại quá, nói:
      - Trời! Ngại ghê! Cám ơn em nha?
      Có nét cười vui trong đôi mắt kèm theo lời nói nhỏ nhẹ:
      - Dạ, không sao đâu anh. Cảnh này em thường gặp!
      Xúc động ghê, nhưng không biết nói gì thêm. Nàng quay xe ra ngoài, đề máy nổ không quên quay lại kèm theo nụ cười làm mình muốn hồn xiêu vách lạc luôn.
      Sài Gòn là vậy. Xô bồ xộn bộn, tranh đua, giành giật...nhưng lòng tốt thì chạy đầy đường. Yêu quá Sài Gòn ơi!!!
      Ra quán, thằng đệ Hien Vinh Nguyen vẫn chưa đến. Khoan khoái kêu một chai Tiger lạnh nốc một hơi làm ra vẻ như đại gia lắm nhưng trong túi không còn một xu.
      May sao, một lúc sau thằng đệ cũng đến chứ nếu không, không biết có nàng nào ra tay nghĩa hiệp nữa đây!?..hehe...
(Cóc Tía), SG, 12/04/2017



LỰA CHỌN KHÓ KHĂN.


LỰA CHỌN KHÓ KHĂN.
      Mấy ngày qua trên mạng xã hội, thiên hạ bị truyền thông tuyên giáo dẫn dắt đổ dồn sự chú ý vào kịch bản"đút vào rút ra"mấy bài hát của cố Ns TCS và Văn Cao từ tên hề cục trưởng cục NTBD làm nhiều người tức giận đến nỗi chấu đầu vào chửi rủa không thương tiếc, gọi cục NTBD là cục shit này, cục shit nọ.
      Kế đến tới phần biểu diễn của bộ Y Tế ra mắt với tiết mục đưa tờ khai buộc một số trường bắt học trò của mình khai với nội dung xàm xí là đã thai nghén và phá thai mấy lần của các bé gái học sinh tiểu học...làm bà con nhảy dựng lên chửi rủa.
      Không dừng lại ở màn biểu diễn này, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội cũng tham gia tiết mục cắm chông lên công viên hoa của nhà hát lớn tp HN với lý do ngăn chó vào ỉa bậy, đạp phá, trong khi vẫn biết công viên này đầy các trẻ em vào sinh hoạt, chạy nhảy vui chơi và các cụ ông, cụ bà lụm khụm vẫn vào đây thư giản hàng ngày. Tiết mục này khá hay khi dẫn được khá nhiều bà con cư dân mạng tập trung vào đây thưởng thức sự kiện và tha hồ chửi rủa.
      Phần khác thì truyền thông còn cấp visa dẫn dắt dư luận vượt biên ra khỏi tổ quốc để theo dõi Mỹ và đồng minh có tấn công Bắc Hàn hay không? Tuy nhiên chiêu hay nhất là nhiều báo đưa tin bài phỏng vấn các chiên da quân sự VN, để cư dân mạng được dịp thích thú cười cợt xem tiết mục hài về nhận định: Vũ khí tên lửa Tomahawk của Mỹ thực sự không là cái đinh rỉ gì trước khẩu súng trường thần thánh của quân đội cách mạng ta...từ một chiên da về vũ khí quốc phòng của xứ Vệ.
      Thêm vào đó nhiều bài báo ghi lại cuộc phỏng vấn với tướng CM về chuyện căng thẳng giữa Mỹ và Bắc Hàn cùng nhận định và lời khuyên nhủ chân thành của chiên da này là Mỹ không nên đụng đến Bắc Hàn nếu không muốn tự sát...để cư dân mạng thoải mái xả stress với nhiều cmt hết sức khôi hài.
      Thật ra, những câu chuyện tạo xì căng dan đó được truyền thông tích cực đăng tải đã thành công rực rỡ khi họ cố tình che đậy hoặc không dám đưa nhiều tin tức nhạy cảm quan trọng khác liên quan đến sức khoẻ, an ninh và ảnh hưởng đến ...cái túi tiền của người dân VN.
      Đâu có ai biết rằng cty Formosa Vũng Áng - Hà Tĩnh với cú hạ độc thủ không chút lưu tình vào người dân vùng biển 4 tỉnh miền Trung hồi đầu tháng tư năm ngoái vẫn còn đó nỗi tang thương biển chết không biết đến khi nào hồi phục và người dân ở đây thực sự không còn gì ngoài sự bần cùng, lòng bất mãn và ngọn lửa lòng âm ỉ muốn đập nát cái nhà máy chết tiệt kia. Thế nhưng, ngược lại nó đang hồi phục với 52/53 lỗi trừ một lỗi quan trọng là dập cốc ướt qua cốc khô là nguyên nhân chính tạo ra nguồn nước ô nhiễm và khí thải độc hại vẫn còn đó, nhưng nó vẫn đang âm thầm được cấp phép để chuẩn bị đưa vào sản xuất chính thức mặc dù lời hứa khắc phục sang dập cốc khô thân thiện với môi trường tới tận năm 2019.
      Đừng quên rằng với muôn ngàn mánh khoé nhằm rút ruột đến khánh kiệt chiếc túi của các bạn, một lần nữa người ta đang chuẩn bị móc đến đồng xu cuối cùng khi các bạn đang say sưa với những tin tức trời ơi đất hởi của vở diễn truyền thông, thì tin từ Bộ Tài chính cho biết bộ đã có tờ trình gửi Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế bảo vệ môi trường sửa đổi, trong đó đề cập tới việc với tên gọi là nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên tối đa 8.000 đồng/lít đang được kẻ đề xuất hả hê, lặng lẽ chờ chữ ký của Bộ trưởng TC.
      Có những HĐKT hoặc những dự án lớn nhỏ vẫn đang được ưu tiên ký kết cho các DN hoặc cty của người TQ trên khắp lãnh thổ VN, hay chiêu bài nâng giá thịt heo, nông sản để phá giá đánh sập tiệm các nhà máy chế biến xuất khẩu trong nước của các thương lái người TQ rồi bỏ chạy, để lại nông dân và DN trong nước tha hồ ôm nhau than khóc thấu trời xanh... vẫn không được xem là thông tin đáng phổ biến.
      Lựa chọn để được dẫn dắt xem hài kịch hay bi kịch là nhờ vào sự tỉnh táo hay không của các bạn, nhưng xem ra với bộ máy truyền thông gần 900 tờ báo và truyền hình có chung một tổng biên tập là Ban tuyên giáo TƯ, thì nên nghe gì, đọc gì và xem gì thật khó để các bạn có thể lựa chọn xem vở kịch đúng đắn, thích hợp cho chính mình.
(Cóc Tía), SG, 13/04/2017

TIỀN TRẢM HẬU TẤU - CHIÊU TRÒ CŨ RÍCH.

                               (Ảnh MH: Báo Pháp luật)
TIỀN TRẢM HẬU TẤU - CHIÊU TRÒ CŨ RÍCH.
      Ngày xưa ở các tỉnh miền núi giáp biên giới Campuchia hay Lào. Trước chủ trương tịch thu xe các loại buôn bán qua biên giới, mấy ông trùm buôn lậu cứ qua nước bạn mua hàng loạt xe đem qua biên giới rồi báo cho CA đến bắt. Sau đó móc ngoặc xin mua lại xe thanh lý từ hàng hoá tịch thu. Thế là xe lậu nghiễm nhiên thành xe hết lậu.
       Rừng đầu nguồn cấm chặt hạ, bọn lâm tặc lại giở chiêu thuê người đốn hạ rồi đốt sơ bên ngoài. Sau đó móc nối với bọn kiểm lâm báo tịch thu rồi bán thanh lý tài sản vi phạm lại cho bọn chúng. Thế là gỗ quý rừng đầu nguồn thành gỗ hợp pháp.
      Nhưng chiêu trò trên được gọi là"tiền trảm hậu tấu"hay trong Binh pháp Tôn tử gọi là chiêu"Vô trung sinh hữu” hình dung là tu hú đẻ nhờ, tổ thì chim khác làm, nhưng con tu hú cứ đến đặt trứng của nó vào đó, rồi lại nhờ loài chim khác ấp trứng luôn, khi trứng nở thành chim, tu hú con bay về với bầy tu hú.". Đây là một kẻ hở trong cơ chế quản lý mà phần lớn bọn tài phiệt sân sau thường xuyên đem ra sử dụng để làm giàu. Dĩ nhiên chiêu này chỉ hiệu quả đối với đất nước nào vốn đầy rẫy nạn tham nhũng và hối lộ.
      Vì vậy, so ra việc tự ý sản ủi mặt bằng, xây cốt nền 40 biệt thự rồi cho người tung tin, báo cáo vi phạm của Công ty cổ phần biển Tiên Sa, Đà Nẵng, sau đó chịu đóng tiền phạt 40 triệu đồng cho có"gọi là", sau đó hợp pháp hoá thủ tục để tiếp tục xây dựng thì cũng không có gì lạ ở đất nước này.
      Cũng chỉ là chiêu trò cũ rích của bọn đại gia láu cá, nhưng không bao giờ thôi phát huy hiệu quả ở các xứ sở thiên đường cộng sản.
      Hãy cứ vận dụng chiêu"tiền trảm hậu tấu"để lách luật, sau đó vận dụng chiêu"thứ gì không mua được bằng tiền thì hãy mua bằng nhiều tiền"để hợp thức hoá chuyện đã rồi, thì"khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng!"
      So ra ở Việt Nam chuyện muốn làm giàu không khó, vấn đề là phải có nhiều tiền và phải biết dùng mưu.
Cóc Tía

THÁNG TƯ


THÁNG TƯ
Tháng tư về rực hanh vàng nắng quái
Lấp loáng mặt trời trên từng chiếc lá đong đưa
Em hãy về đây, đừng tiếc giấc ngủ trưa.
Cùng anh đếm có bao nhiêu là hoa nắng.
Tháng tư về rồi vườn xưa trưa quạnh vắng
Trái chín trên cành còn đầy lịm nét xuân xanh.
Ngày tắt nắng đàn chim xa trở về xếp cánh
Ríu rít thì thầm:"trời thật ấm, hãy yêu đi!"
(Cóc Tía), SG, 15042017
P/s: Ảnh MH chôm trên mạng Fb.

DỊ ỨNG THIÊN ĐƯỜNG.


DỊ ỨNG THIÊN ĐƯỜNG.
      Có lẽ do thời tiết tháng tư ở SG nóng bức nên gã mộng mị từ một giấc ngủ trưa.
      Gã nằm mơ thấy mình đã chết. Trong lúc bối rối giữa một không gian tối đen mà ở rất xa phía trước là một vùng ánh sáng chói loà. Có vẻ như gã đang đứng trong một đường hầm duy nhất chỉ có một lối ra. Đứng tần ngần một lát rồi không cần phân định, gã chậm rãi bước về phía có vùng sáng trắng.
      Khi gã vừa thoát ra khỏi cái đường ống tối thui đó và bước vô vùng sáng. Gã thấy mình đang đứng trước một chiếc cổng lớn mà phía sau là một ngã rẻ của hai con đường. Có một người giữ cổng đang đứng án ngữ lối vào. Gã nghe giọng nói sang sảng phát ra:
      - Có hai con đường ở phía trước. Phía bên phải là đi lên Thiên Đường, bên trái là xuống Địa Ngục. Lúc còn trên trần thế mi sống trung dung, không hiền lành nhưng không ác độc. Không yêu cuồng mà cũng không ghét vội. Không là đại gia nhưng cũng không đến nỗi bần cùng....Vì vậy, đi lên TĐ hay đi xuống ĐN là cho mi được quyền lựa chọn.
      Gã thắc mắc hỏi:
      - Thiên đường có gì và những ai đang ở đó?
      - Thiên Đường là xứ sở thần tiên. Trên đó có hoa thơm cỏ lạ, suối chảy róc rách, chim hót líu lo, hương thơm ngào ngạt. Có Giáo đường và Chùa Chiền. Có Đức Phật và các vị Bồ tát. Có Chúa Trời và các vị Thánh. Ở đây chỉ có tụng kinh và cầu nguyện.
      Gã nhíu mày tỏ vẻ ngạc nhiên rồi hỏi:
      - Thế còn dưới Địa Ngục?
      - Dưới Địa Ngục có tất cả mọi thứ trừ những thứ vừa kể trên Thiên Đàng!
      - Vậy cho tôi xuống Địa Ngục đi! Trên Thiên Đàng không có gái gú, rượu chè nhậu nhẹt. Không có vũ trường, Karaoke, bi da, tennis và chắc là không có cả cà phê và thuốc lá nữa...thì tôi lên trên đó chơi với ai? Bạn bè tôi chắc cũng đã xin xuống hết dưới này rồi chứ không thằng nào chịu lên trên đó đâu!
      Mới nói tới đó gã chợt giật mình tỉnh giấc và nhận ra; đến lúc chết gã vẫn còn nhiều tham chấp lắm và có lẽ gã chọn Địa Ngục vì gã bị dị ứng với từ Thiên Đường mà gã đã từng sống ở đó rất nhiều năm.
Cóc Tía
P/s: Bức ảnh minh họa lấy trong tập ảnh của David Dubnitskiy dĩ nhiên có chút liên quan đến Địa Ngục mà gã đã chọn!😜😜😜

EM LÀ CHÓ.


EM LÀ CHÓ.
Em là chó nhưng lòng em không chó
Không tham lam, nham hiểm, dạ hung tàn
Em là chó nhưng tim em không chó
Không cướp nhà, cướp đất của người nào
Em là chó nhưng tính em không chó
Không xảo gian, dối trá, lọc lừa ai.
Em là chó nhưng thân em không chó
Không tham quyền quỳ gối trước kẻ thù
Em là chó nhưng tâm em không chó
Không hiếp nghèo, luồn cúi kẻ trên mình
Em là chó, trí khôn em không chó
Không lù khù, lú lẫn thích ngồi cao
Em là chó nhưng hơn nhiều kẻ khác
Tuy là người nhưng sống tệ hơn em
Xin đừng rủa, dạng người trên:"đồ chó!"
Như thế là xúc phạm đến tên em!
(Cóc Tía), SG, 21042017

"MÀU TÍM HOA SIM", BI KỊCH CUỘC ĐỜI CỦA NHÀ THƠ HỮU LOAN.


"MÀU TÍM HOA SIM", BI KỊCH CUỘC ĐỜI CỦA NHÀ THƠ HỮU LOAN.
      Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm 1914) tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
      Hữu Loan học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận Bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn học, xuất bản tại Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Ủy viên Văn hóa trong Ủy ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Ông sáng tác những tác phẩm thường mang tính phản chiến và con người trong thời kỳ chiến tranh.
      Sau khi phong trào Nhân văn Giai phẩm bị dập tắt vào năm 1958, nhà thơ Hữu Loan phải vào trại cải tạo vài năm, tiếp đó bị giam lỏng tại địa phương. Cuối đời ông về sống tại quê nhà.(theo Wikipedia).
      Hữu Loan là một nhà thơ, chiến sĩ CM nhưng trong sự nghiệp sáng tác Hữu Loan chỉ để lại khoảng 60 bài thơ trước lúc ông mất, tuy nhiên chưa xuất bản tập thơ nào.
      Có lẽ rất ít người biết đến một HL với những bài thơ tình ngôn từ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đầy tâm sự nỗi lòng và nếu bài thơ nổi tiếng"Màu tím hoa sim"không được cố Ns Phạm Duy phổ nhạc với tên bài trường ca"Áo anh sứt chỉ đường tà"hoặc Ns Dzũng Chinh phổ nhạc"Đồi tím hoa sim" thì có lẽ ít ai biết có một nhà thơ HL với mối tình đẹp và đầy bi kịch của ông ấy qua tác phẩm thơ bị cấm đoán thời kháng chiến chống Pháp.
      Có thông tin cho rằng, do nội dung bài thơ nặng nề tình cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý quân dân, nên ông bị giải ngũ. Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi (tuổi mụ hay còn gọi là tuổi âm).
      Bài thơ"Màu tím hoa sim"trở nên nổi tiếng nhưng ít ai biết nó đã ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào? Sau này, tôi may mắn tìm đọc được những dòng tâm sự của chính tác giả viết về cuộc đời mình và lịch sử ra đời của bài thơ"Màu tím hoa sim"gắn liền với mối tình đẹp đẽ nhưng bi thương của chính tác giả.
      Bài tự thuật của HL tôi tìm được trên blog của GS.TS Nguyễn Văn Tuấn, một người có khá nhiều bài viết về nhà thơ này. Nay xin chia sẻ lại cùng các bạn.
MÀU TÍM HOA SIM
Hữu Loan
      "Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn , Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan.
      Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất ,bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ , tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên. Ở Thanh Hóa, Bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.
      Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà. Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi- mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: “Em chào thầy ạ!” Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một “bà cụ non”. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chổ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn, những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt…..
      Có lần tôi kể chuyện ” bà cụ non” ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền, em nằm lì trong buồng trong, không chịu học hành… Một hôm bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ… Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: “Mới ốm dậy còn yếu lắm, không đi được đâu” Em không chịu nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơi …..
      Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em.Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ gì. Bất chợt em hỏi tôi:-Thầy có thích ăn sim không ?Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuốn sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ….Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy chín mọng.-Thầy ăn đi. Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ: -Ngọt quá.
      Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả sim ngọt đến thế!Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì….tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo!
      Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng ,em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi…Tôi quay đầu nhìn lại… em vẫn đứng yên đó … Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa…
      Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ …
      Chín năm sau, tôi trở lại nhà…Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em , hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp….
      Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm ” soạn kịch bản”. Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là: ” yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả”. Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay…lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long,huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết!
      Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ. Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ em không còn cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại…..Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống.
      Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối! Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi tôi nỗi đau không gì bù đắp nỗi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi.
      Tôi phải giấu kín nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn….Dường như càng kềm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra: Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội Những em nàng có em chưa biết nói “Khi tóc nàng đang xanh …” …Tôi về không gặp nàng…
      Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh. Đó là bài thơ Màu Tím Hoa Sim.
      Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang “ở nhà trông vườn” ở làng Nguyên Hoàn – nơi tôi gọi là chổ “quê đẻ tôi đấy” thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.
      Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu : Chiều hành quân, qua những đồi sim / Những đồi sim, những đồi hoa sim/ Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết / Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt /Và chiều hoang tím có chiều hoang biết/ Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.
      Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi” hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi”. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá! Với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!
      Đó là thời năm 1955 – 1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút đan tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cạn. Làm thơ thì phải có cái tâm thật thiêng liêng thì thơ mới hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng….Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông … Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chổ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc?
      Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại tôi…
      Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi! Có một cái lạ là thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi! Lần đó tên công an mật nói thật với tôi là nó được giao lệnh giết tôi, nhưng nó sinh ở Yên Mô, thường đem bài Yên Mô của tôi nói về tỉnh Yên Bình quê nó ra đọc cho đỡ nhớ, vì vậy nó không nỡ giết tôi. Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mến chuộng. Sau năm 1956 , khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ quá, tôi đã làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm!
      Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954, 1955.

      Lúc đó tôi còn là chính trị viên của tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học, lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa. Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng.
      Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền. Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chổ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông .
      Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.
      Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn. Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói.
      Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ. Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó, bữa đói bữa no….Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai , 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa!
      Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm gia nhập làm gì.
      Năm 1988, tôi ” tái xuất giang hồ” sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí – xuất bản và đổi mới thực sự. Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyển bài Màu Tím Hoa Sim của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia “lộc” cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan. Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác , nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán."
Cóc Tía

NĂNG LỰC VÀ TRÍ "TỆ"

                               (Ảnh MH: Nguồn internet)
NĂNG LỰC VÀ TRÍ "TỆ"
      Cóc có thằng bạn học khá thân. Hôm cả nhóm họp mặt để chia tay một cô bạn cùng lớp sắp sửa qua xứ giãy chết. Trong lúc trà dư tửu hậu, Cóc đang nóng máu chó đề cập đến nhiều vấn đề thời sự nóng bỏng của đất nước, nhất là vụ đang xảy ra ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, HN. Bỗng nhiên hắn gào lên:
      - Mày quan tâm làm con mẹ gì đến chuyện xã hội cho mệt xác. Đm rảnh háng dữ!
      Không ngạc nhiên, chỉ nhìn tụi bạn rồi cười, cất tiếng định tranh luận:
      - Nếu ai cũng nghĩ như mày thì...
      Chưa kịp nói hết câu hắn đã nhảy vô họng:
      - Thì sao? Mày làm cái con c...gì được tụi cộng sản không? Lo ăn chơi phần mình cho nó xong đi!
      Há há...nếu ai cũng như hắn thì sao nhỉ? Nghĩ cũng tức thiệt, tụi cs mà nghe thằng này nói như vậy chắc sướng rên.
      Định nói và phân tích với hắn nhiều lắm, như mấy vụ án ấu dâm, chuyện đầu độc biển của Formosa, chuyện dân oan, chuyện cướp đất, chuyện thực phẩm bẩn, chuyện tàu khựa lấn chiếm biển đảo hiếp đáp ngư dân tràn vào vn sống và hoàn hoành như vùng đất này là của ông cố nội của chúng để lại...và 1001 câu chuyện trái tai gai mắt khác đang xảy ra như cơm bữa ở đất nước này.
      Định nói, hắn cũng có con gái còn nhỏ, hắn cũng ăn cá biển và hàng ngày vẫn tọng vô bụng là bao nhiêu thứ mà nguồn gốc của nó không ai có thể khẳng định độc hay không. Cha mẹ hắn cũng để lại cho hắn một mảnh vườn của thừa tự dưới quê, nhỡ ai đó mượn tạm để quy hoạch rồi bù cho vài xu thì sao nhỉ?
      Chỉ dự định nói, nhưng vì hắn là thằng bạn thân và cũng là một người dân bình thường như bao con người khác, biết tính của hắn xưa giờ là thế, nên thôi. Mà nghĩ cho cùng, ở cái đất nước này vẫn còn đó biết bao nhiêu những văn nhân chí sĩ, những trí thức yêu nước, thậm chí có nhiều người dân miền Nam đã từng sống qua 2 thời kỳ chiến tranh và hòa bình, nhưng họ chán nản không muốn hoặc không dám nói. Họ sống bàng quan thời cuộc, cúi đầu chịu trận như hắn, mặc dù họ cũng rất bất bình và căm giận.
      Ở cái xứ sở này có hàng triệu người đồng quan điểm và cùng thái độ sống như hắn, chỉ tới khi nào đụng chuyện đến bản thân thì lúc đó họ mới gào thét lên như những thằng điên, nhưng rồi mọi sự đã muộn màng.
      Cóc nghe câu nói của ai đó: "Con người mất 2 năm để học nói nhưng phải mất đến 60 năm để học cách im lặng. Nói là một loại năng lực. Im lặng là một loại trí tuệ". Tuy nhiên khi nào nên im lặng và khi nào nên nói lại là một vấn đề khác.
      Thôi thì, hắn không có năng lực thì cứ để hắn làm người trí tệ cho rồi, chấp làm gì sự im lặng thông tuệ của người đã chết!
Cóc Tía

TẠ TỪ


TẠ TỪ
Cuối tháng tư rồi sao vẫn còn nắng cực
Chỉ mong chiều về xuống bến đá bèo chơi
Thân già cỗi tiếc rằng con còn ngu quá 
Nên cả một đời trăn trở kiếp đại du
Nếu đến một ngày trời mưa dầm trụt đất
Sẽ không đợi chờ đêm có gió tối mù
Dẫu hạ có vàng hay là thu lãnh đạm
Cũng xin tạ từ, thôi không muốn đậm thù.
Đến ngày đó sức tàn không còn đẽo đá
Trí đã mòn đâu dám nghĩ chuyện sù mơ
Chân đã mõi, gối đã chùn không theo đám
Ngồi ngáp dài thèm được phút ngủ thấy mơ.
(Cóc Tía), SG, 26042017

NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE


NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE
****************************
Tại sao không giữ lời hứa với mẹ tôi?
LTS - Sau loạt bài về gia cảnh bà quả phụ “Người Anh Hùng Mũ Ðỏ Tên Ðương,” đăng trên Người Việt, rất đông độc giả liên lạc tòa soạn, hỏi về gia cảnh cố Ðại Tá Nguyễn Ðình Bảo, người mà chúng ta đã quá quen thuộc qua nhạc phẩm “Người Ở Lại Charlie,” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết gia đình bà quả phụ Nguyễn Ðình Bảo hiện sinh sống tại Sài Gòn. Bà Nguyễn Ðình Bảo nay 76 tuổi, vẫn minh mẫn và khỏe mạnh. Hai ông bà có ba người con. Trưởng nam, Nguyễn Bảo Tường, là một bác sĩ Nhi Khoa. Thứ nữ, Nguyễn Bảo Tú, làm việc tại Tòa Lãnh Sự Anh Quốc tại Sài Gòn. Con trai út, Nguyễn Bảo Tuấn, kiến trúc sư và đang giảng dạy tại một đại học ở Sài Gòn. Dưới đây là bài viết hồi năm 2012 của anh Nguyễn Bảo Tuấn, về thân phụ mình. Tòa soạn tìm thấy bài viết này trên trang Facebook riêng của Nguyễn Bảo Tuấn, xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
***
      Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích. Riêng tôi thì tôi lại chọn một đối tượng khác mà hình như tôi thấy chưa một ai chọn giống như tôi: Một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi.
      Tôi sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đầy phong ba bão táp. Cả nhà 6 người mà chỉ có một chiếc xe đạp thay phiên nhau đi, gạo thì chạy ăn từng bữa, anh trai tôi ngày ngày cứ 5 giờ sáng phải chạy lên Gò Vấp để lấy bánh đậu xanh về đi bỏ cho các tiệm bánh rồi mới về đi học trong suốt 7 năm trời, từ năm học lớp 11 đến hết năm thứ 6 Y Khoa. Khó khăn là vậy nhưng tôi vẫn trưởng thành một cách đầy kiêu hãnh. Ðôi khi nhìn lại tôi tự hỏi là điều gì đã giúp tôi mạnh mẽ mỗi khi đương đầu với những khó khăn? Và câu trả lời là do trong huyết quản tôi vẫn đang mang một dòng máu nóng trong mình và tôi đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ người đã cho tôi dòng máu ấy: Một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi.
      Tôi cũng không biết tại sao tôi và người đó chỉ gặp gỡ và tiếp xúc trong có vài chục ngày, chính xác là từ ngày 6 tháng 1, 1972 đến ngày 25 tháng 3, 1972, mà tôi lại luôn luôn thương mến, cảm phục, tự hào và luôn lấy người làm tấm gương soi để tôi có đủ nghị lực vượt qua mọi khó khăn. Có lẽ là do cuộc sống của người quá vĩ đại và tôi đã được thừa hưởng một phần của nó. Mặc dù khi ra đi người đã không thực hiện được một lời hứa với mẹ tôi mà cho tới bây giờ tôi vẫn hỏi: “Tại sao?”
      Charlie, tên nghe quá lạ!
      “Toàn thể những địa danh nơi hốc núi, đầu rừng, cuối khe suối, tận con đường, tất cả đều bốc cháy, cháy hừng hực, cháy cực độ... Mùa Hè 1972, trên thôn xóm và thị trấn của ba miền đồng bốc cháy một thứ lửa nhân tạo, nóng hơn, mạnh hơn, tàn khốc gấp ngàn lần, vạn lần khối lửa mặt trời sát mặt...
      Kinh khiếp hơn Ất Dậu, tàn khốc hơn Mậu Thân, cao hơn bão tố, phá nát hơn hồng thủy.
      Mùa Hè năm 1972 - Mùa Hè máu. Mùa Hè của sự chết và tan vỡ toàn diện.
      Nếu không có trận chiến mùa Hè năm 1972 thì cũng chẳng ai biết đến Charlie, vì đây chỉ là tên quân sự dùng để gọi một cao độ nằm trong chuỗi cao độ chập chùng vùng Tân Cảnh, Kontum.
      Charlie, “Cải Cách,” hay “C,” đỉnh núi cao không quá 900 thước trông xuống thung lũng sông Pô-Kơ và Ðường 14, đông-bắc là Tân Cảnh với mười hai cây số đường chim bay, đông-nam là Kontum, thị trấn cực bắc vùng Tây Nguyên.”
(Trích trong “Mùa Hè Ðỏ Lửa” của Phan Nhật Nam)
      "Charlie bỗng trở thành một địa danh được nhắc nhớ từ sau 4,000 quả đạn pháo tới trong một ngày, từ sau người mũ đỏ Nguyễn Ðình Bảo nằm lại với Charlie."
(Trích lời giới thiệu trong CD Chiến Tranh và Hòa Bình của Nhật Trường Trần Thiện Thanh)
      Cho đến bây giờ cũng ít người biết rằng tôi chính là “đứa bé thơ” với “tấm khăn sô bơ vơ “ trong bài hát “Người Ở Lại Charlie” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Và tôi lớn lên cùng với ký ức về một người Cha hào hùng như vậy.
      Tôi không thần tượng Cha tôi từ một bài hát viết về người, cũng không thần tượng từ một hai trận đánh trong cuộc đời binh nghiệp của người, mà tôi thần tượng Cha mình từ chính cuộc đời của Người. Trải qua biết bao thăng trầm đời binh nghiệp và cuối cùng người đã được giao làm tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn “Song Kiếm Trấn Ải” (biệt danh của Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù), một trong những tiểu đoàn được xem là thiện chiến nhất của quân lực Việt Nam Cộng Hòa thời bấy giờ. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Cha tôi là một người khát máu hung tàn, mà ngược lại hoàn toàn, mọi người đều nhớ về hình ảnh Cha tôi như là một võ sĩ đạo đúng nghĩa: Giỏi võ, dũng cảm và cao thượng. Thời bấy giờ có mấy ai dám đánh một sĩ quan của Mỹ, vậy mà Cha tôi đã làm điều đó khi người sĩ quan đó dám làm nhục một người lính Việt Nam (chuyện này tôi được nghe bác ruột tôi kể lại). Có tiểu đoàn nào trong quân đội mà luôn gọi Tiểu Ðoàn Trưởng bằng tên thân mật “Anh Năm”?, nhất là trong binh chủng Nhảy Dù, việc phân chia cấp bậc luôn được tôn trọng và đặt lên hàng đầu. Vậy mà trong Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù, tất cả mọi người, từ lính đến sĩ quan, chẳng ai gọi Cha tôi là Trung Tá cả, mà luôn gọi là Anh Năm, và “Anh Năm” thường hay nói với mọi người trong tiểu đoàn rằng: “Tụi mày thì chẳng biết mẹ gì, nhưng tất cả tụi mày tao đều coi là em tao hết.”
      “Anh Năm,
      “Ngoài đời anh sống hào sảng, phóng khoáng và thật ‘giang hồ’ với bằng hữu anh em, còn trong quân ngũ, anh như một cây tùng ngạo nghễ giữa bão táp phong ba, Anh không nịnh cấp trên đè cấp dưới, anh chia sẻ vinh quang buồn thảm với sĩ quan và binh sĩ thuộc cấp.
      “Anh sống hùng và đẹp như thế mà sao lúc ra đi lại quá phũ phàng!?
      “Tôi về lại vườn Tao Ðàn, vẫn những hoa nắng tròn tròn xuyên qua khe lá, lấp loáng trên bộ đồ hoa ngụy trang theo mỗi bước chân. Cây vẫn xanh, chim vẫn hót, ông lão làm vườn vẫn lom khom cầm kéo tỉa những chùm hoa loa kèn, những cụm hoa móng rồng và những bụi hồng đầy màu sắc. Bên gốc cây cạnh căn lều chỉ huy của anh hồi tháng trước khi còn đóng quân ở đây, tôi thấy có bó hồng nhung đỏ điểm vài cánh hoa loa kèn trắng. Chống đôi nạng gỗ xuống xe, tiếng gõ khô cứng của đôi nạng trên mặt đường khiến ông lão ngẩng đầu và nhận ra tôi. Siết chặt tay ông cụ, trong ánh mắt già nua chùng xuống nỗi tiếc thương, chòm râu bạc lưa thưa phất phơ trước gió. Ông cụ đọc báo, nghe đài phát thanh nên biết anh đã ra đi, nên sáng nào cũng để một bó hoa tưởng nhớ và tiễn đưa anh. Cụ mời tôi điếu thuốc Quân Tiếp Vụ, rồi ngồi xuống cạnh gốc cây, tay vuốt nhẹ trên những cánh hồng, sợi khói mỏng manh của điếu thuốc nhà binh quện trong tiếng nói:
      “- Thuốc lá ông Quan Năm cho, tôi vẫn còn đủ dùng cho đến cuối năm. Mấy chục năm nay tôi mới gặp một ông quan nói chuyện thân mật và tốt bụng với những người dân như tôi. Người tốt mà sao ông Trời bắt đi sớm như vậy!?”
(Trích trong “Máu Lửa Charlie” của Ðoàn Phương Hải)
      Cha tôi đã sống như thế nào mà những người ít ỏi còn sống sót trở về sau trận chiến tại đồi Charlie đều nói là họ thật hối tiếc khi không được nằm xuống cùng Cha tôi ở đó.
      “Tô Phạm Liệu cảm thấy lẻ loi ở cái đại hội y sĩ có nhiều những người ‘mặc quần mới áo đẹp’ và ‘ăn to nói lớn,’ thích ‘nhảy đầm’ và ‘xếp hàng để lên hát’... Trong cơn say, anh nói là phải chi trước kia, mười mấy năm trước kia, anh được ‘ở lại Charlie’ với Trung Tá Nguyễn Ðình Bảo, với các bạn nhảy dù thì ‘sướng hơn nhiều.’”
(Trích trong “Tô Phạm Liệu: Người trở lại Charlie” của Phạm Anh Dũng)
      Viên sĩ quan cố vấn Mỹ Duffy cho tới tận bây giờ vẫn còn luôn mang trong người những hoài niệm về Cha tôi và trận chiến tại Charlie. Mỗi lần tham gia các cuộc gặp gỡ của Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam (trong đó có một số hiện đang là tướng lãnh cao cấp trong quân đội Mỹ) ông ta đều hỏi mọi người, “Tụi mày có từng tham gia trận Charlie không, tụi mày có ai từng chiến đấu cạnh Colonel Bao (Trung Tá Bảo) chưa? Thế thì tụi mày còn xoàng lắm. Và hàng năm cứ mỗi lần sinh nhật của mình, ông ta đều đặt một ổ bánh kem làm hình một ngọn đồi và ghi chữ Charlie lên đó. (Chuyện này do chú Ðoàn Phương Hải khi về Việt Nam năm 2011 thuật lại cho tôi nghe).
      Cha tôi đã sống như thế nào để một người Mỹ phải luôn khắc trong tâm khảm những hoài niệm như vậy?
      Tôi chỉ có thể kết luận một câu: “Cuộc đời của Cha thật vĩ đại.”
      Ngày hôm nay khi viết về Cha, tôi không biết viết gì hơn, chỉ xin dâng về hương hồn Cha một vài câu thơ nói về khí phách của Người và nơi mà Cha đã gửi lại thân xác vĩnh viễn cho núi rừng Charlie. Ở đây tôi xin dùng từ “Cởi áo trần gian” vì tôi tin rằng Cha vẫn đang khoác một chiếc áo khác và vẫn đang nhìn tôi từ một nơi rất xa...
Lặng lẽ ngàn năm chẳng danh xưng
Bỗng chốc một hôm hóa lẫy lừng
Charlie gầm thét trong lửa đạn
Gọi mãi tên người nước mắt rưng
Trai thời nỗi chết tựa trên lưng
Khí phách hiên ngang bước chẳng dừng
Charlie vẫy gọi người ở lại
Cởi áo trần gian tặng núi rừng
(Kính dâng tặng hương hồn Cha)
      Sinh nhật mẹ tôi ngày 11 tháng 4. Trước khi hành quân vào Charlie ngày 25 tháng 3, Cha tôi đã đặt một chiếc bánh sinh nhật cho mẹ với lời hứa là sẽ về dự sinh nhật mẹ. Ðến ngày sinh nhật, mẹ đã không tổ chức mà vẫn chờ Cha về, và cho đến tận bây giờ mẹ vẫn chờ...
      Tuy nhiên Cha đã thất hứa với mẹ vì ngày 12 tháng 4 Cha đã cởi áo trần gian và nằm lại vĩnh viễn với Charlie. Còn tôi, tôi chỉ biết hỏi là tại sao Cha lại không giữ lời hứa với mẹ tôi? Tại sao và tại sao...?
Monday, April 25, 2016 7:28:19 PM
Nguyễn Bảo Tuấn
P/s: Trung Tá Nguyễn Ðình Bảo (phải) và Ðại Tá Trương Vĩnh Phước (trái) trong chiến dịch Damber, Cambodia, Tháng Tám, 1971.