Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

NHỮNG CÁNH CHIM DI...

                                 (Ảnh MH: Nguồn internet)
NHỮNG CÁNH CHIM DI...
       Chưa bao giờ vùng đất phương Nam mênh mông sông nước, trĩu nặng phù sa, ngập đầy tôm cá lại đang đối diện với nạn khô hạn, thiếu nước trầm trọng như hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long.
       Điều gì đang xảy ra vậy? Năm 1978 cũng đã có một lần xảy ra hạn hán do nguyên nhân khách quan. Còn năm nay, theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học, thì họ đổ lỗi cho CS Trung Quốc đã cố tình xây nhiều đập thủy điện lớn từ trên thượng nguồn sông Mê Kông, làm cạn kiệt nguồn nước và thay đổi hệ sinh thái ở hạ nguồn là các con sông lớn ở đồng bằng Nam bộ nước ta.
       Sự thật nguyên nhân như thế nào chúng ta chúng ta chưa rõ lắm, nhưng rõ ràng vựa lúa chính của cả nước đang bị đe dọa. Cuộc sống gắn liền với cây lúa, với vùng sông nước mênh mông ngập tràn tôm cá của những người dân quanh năm tay lấm, chân bùn, tính tình sởi lởi đang bắt đầu bấp bênh và đầy bất ổn. Và vùng đất phương Nam ấm áp, đã từng hấp dẫn hàng ngàn các loại chim di trú đến đây đang bị đe dọa nghiêm trọng.
       Nếu là nguyên nhân do âm mưu của bọn Tàu cộng, thì những vị lãnh đạo đầu não của chúng ta phải làm gì để thay đổi, chứ không lẽ cứ mãi ngủ quên trong lời ru hời giả dối, đầy thâm hiểm của bọn giặc phương Bắc!?...
       Sáng nay đọc được bài thơ "Lại bắt đầu những cánh chim di" đầy xúc động của anh Tri Trongtri...mà lòng không khỏi tiếc nuối và buồn thương vô hạn cho viễn cảnh những đoàn người lần lượt di trú ra khỏi vùng đất giàu có, trù phú một thời...và tương lai bấp bênh của đất nước mình.
LẠI BẮT ĐẦU NHỮNG CÁNH CHIM Di
Gió chướng cứ thổi tràn từ phía hạ nguồn
Dừa nước ven đôi bờ sông ngẩn ngơ buồn, dậy lên tiếng khóc
Chiếc lá khô quắt queo, như cuộc đời người nông dân khó nhọc
Tháng ba về ,giọt mồ hôi hòa nước mắt, mặn đắng trên lưng còng Cha Mẹ mốc meo
Cánh đồng khô nứt nẻ,gót chân bầm tứa máu liêu xiêu
Gió đâu còn mơn man,gió quất ràn rạt ,cánh diều băng nghiêng ngả,
Chiếc xuồng Mẹ buộc tuột dây,giữa dòng trôi xa quá
Cây lúa nghẹn đòng,thành rơm rạ,chưa kịp vàng bông
Cha lặng người ,nhìn về hướng mênh mông
Gió cứ thốc ,sợi tóc khô cứng còng bạc trắng
Tiếng tặc lưỡi lọt thỏm vào khoảng thinh không quạnh vắng
Công gầy dựng bao đời,phút chốc hóa hư không
Mẹ xót xa thương Cha,mắt cứ mỏi mòn trông
Đám con không về ,mãi long đong nơi thành thị
Nào trách hờn con,nợ áo cơm chưa phỉ chí
Quê hương cỗi cằn,câu chung thủy,nghĩ tội cho tuổi thanh xuân
Quá khứ ,tương lai ,Mẹ với Cha trằn trọc bâng khuâng
Miền tây quê hương mỡ màng,sắp biến dần thành hoang mạc
Nước lớn đầy sông mà nông dân chết khát
Ngẫm nghĩ giật mình,tuổi về chiều,lại bắt đầu cháo chác như những cánh chim di...(thơ: Minh trí)
(Cóc Tía), Sài gòn, 17/03/2016


 (Ảnh MH: Nguồn internet)

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

SỰ LỰA CHỌN NHỮNG CON ĐƯỜNG...


SỰ LỰA CHỌN NHỮNG CON ĐƯỜNG...
       Mỗi lần ra phố, từ q8 hướng về q1, q3 hay q10 mình thường đi qua cầu chữ Y rồi chạy ra đại lộ Nguyễn văn Cừ. Như bao con đường lớn khác ở Sài Gòn. Đường Nguyễn văn Cừ chỉ là con đường ngắn độ chừng vài trăm mét nhưng khá rộng. Đó là con đường hai chiều có dải phân cách bằng hàng rào sắt, cao hơn một mét, khá chắc chắn. Mỗi chiều có hai len dành riêng biệt cho xe ô tô và xe hai bánh. Ngoài ra, phía trong mỗi bên đường còn có một con đường nhựa nhỏ rộng tầm 3 mét. Ngăn cách với con đường lớn bên ngoài là những cây cổ thụ lâu năm rợp bóng mát.
       Đây là con đường có mật độ xe cộ lưu thông rất đông đúc, nhất là vào những giờ tan tầm. Vì vậy, mỗi khi chạy đến đây mình hay chọn con đường nhỏ bên trong để di chuyển, vì ít có ai chọn con đường nhỏ này để chạy, nên nó khá thông thoáng. Đó là điều hơi kỳ lạ mà mình không hiểu tại sao người ta ít khi chọn con đường này, mà lại chen lấn, giành giật nhau từng cen ti mét ngoài kia trong tiếng ầm ầm của động cơ và cả mùi khói bụi!?...
       Có lẽ chính vì điều đó mà mình bỗng nảy sinh ra suy nghĩ này để chia sẻ cùng các bạn. Đó là: "Sự lựa chọn những con đường".
       Trong cuộc sống của chúng ta, con đường nào cũng dẫn đến đích. Chỉ khác nhau ở đặc tính của con đường, loại phương tiện di chuyển và sự trải nghiệm...tùy theo sự lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, cho dù chúng ta chọn phương án nào, thì cơ hội để đến đích đều như nhau, chỉ khác biệt một chút về thời gian đến.
       Bạn muốn thong dong ra biển lớn để trải nghiệm cảm giác được cưỡi lên những con sóng cả, được nhìn ngắm cái bao la vô cùng của trời đất...muốn an toàn, thì bạn phải dùng thuyền lớn. Bạn muốn nhởn nhơ di chuyển để ngắm cảnh cây cối, vườn tược, hoặc rừng rậm, thôn làng ở hai bên bờ sông, lạch... thì bạn dùng thuyền nhỏ. Đương nhiên, dù trong hoàn cảnh nào cũng đều có cái giá phải trả cho nó. Nếu không, điều đó có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của chuyến đi và có khi phải trả giá bằng cả sinh mạng của mình nếu chúng ta không biết lựa chọn và lượng sức của mình.
       Ở đời cũng vậy. Trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, nếu chúng ta không biết vận dụng hài hòa khả năng của mình và biết bằng lòng với những gì mình có. Mãi mê kiên trì bon chen những vấn đề vượt quá trình độ, năng lực và sự hiểu biết của mình, thì sự thất bại sẽ khó tránh khỏi.
       Riêng mình, mình thích lựa chọn những con đường vắng vẻ ít ai quan tâm lui tới. Cho dù đó là một con đường mòn, một tiểu lộ khiêm tốn nằm êm ả giữa hai bên những đại lộ thênh thang rộng lớn, nô nức ngựa xe.
       Từ lúc trẻ đến giờ, mình luôn quan tâm và chú trọng đến sự thanh thản trong tâm hồn nhiều hơn sự hơn thua, hình thức và sự hào nhoáng ở bên ngoài. Có lẽ, do tính cách đó nên cả đời mình chưa bao giờ làm được điều gì to lớn.
       Nhưng không có vấn đề gì cả? Dù sao đó cũng là sự lựa chọn của riêng mình. Còn các bạn thì sao!?...hehe...
(Cóc Tía), Sài Gòn, 17/03/2016

(Ảnh MH: Nguồn internet)

KHI SỰ NGU DỐT VÀ THÓI VÔ CẢM LÊN NGÔI...


KHI SỰ NGU DỐT VÀ THÓI VÔ CẢM LÊN NGÔI...
       Trưa ngày 06/03/2016 6.3, trên đường đi học về em bé Lê Thị Hà Vi xinh đẹp – học sinh lớp 10, trú tại xã Ea B’hốk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đaklak vì bị tai nạn giao thông, BVĐK huyện Cư Kuin chẩn đoán em bị gãy mâm chày chân phải, xử lý bó bột.
       Tối cùng ngày, Vi liên tục kêu đau vì bó bột quá chặt, phần bàn chân mất hết cảm giác, gia đình đề nghị tháo băng, chuyển viện nhưng các bác sỹ không quan tâm. Đến ngày 8.3, Vi mới được cắt băng, tháo bột nhưng các bác sỹ bảo “bệnh nhẹ, việc gì phải chuyển đi đâu”. Mãi đến ngày 13.3, khi chân của bệnh nhân sưng vù, nổi bỏng nước, BVĐK huyện Cư Kuin mới chuyển Vi lên BVĐK tỉnh Đắk Lắk. Tại đây, em Vi được chẩn đoán chân phải đã hoại tử nên chuyển gấp đi BV Chợ Rẫy TPHCM, nhưng BV Chợ Rẫy phải cắt bỏ gần hết chân phải của Vi vì đã quá muộn.
       Ông Tâm thừa nhận, bước đầu xác định trong các nguyên nhân dẫn đến sự việc đáng tiếc trên, có phần do các bác sỹ yếu kém chuyên môn, tắc trách trong công việc.(Theo: laodong.com.vn)
**************************************
       Bệnh viện Quận 9 thông báo “Ca mổ thành công” :sản phụ chết?
       Mẹ của sản phụ Châu Thị Tài vui mừng khi BV Q 9 chẩn đoán chị Tài bình thường, sanh bình thường, không phải mổ.
       Sau thời gian vào phòng sanh dài dằng dặc, bv thông báo: phải mổ, người nhà “ký cam kết”.
       Mổ xong ,bv thông báo “ca mổ thành công” và giao cháu bé.
Bà Lê Thị Ngọc Bích, mẹ ruột chị Tài cho biết, nghe tin con sắp sinh, bà từ quê ở Kiên Giang lên để lo cho con.
       “Ngày 3/3, con gái tôi đau bụng nên tôi đưa đến bệnh viện quận 9 và được nhập vào Khoa sản. Sau khi kiểm tra hồ sơ và thăm khám, Bác sĩ Khoa chẩn đoán sức báo sức khoẻ con gái tôi cũng như thai nhi bình thường và chỉ định nhập viện chờ sinh bằng phương pháp thông thường”, bà Bích cho biết.
       Theo bà Bích thì đến tối 4/3 (sau 1 ngày nhập viện-PV), con bà chuyển dạ và được chuyển vào phòng sinh. Khi bà Bích đang háo hức chờ cháu ngoại ra đời thì hơn 0h rạng sáng 5/3, bà được nhân viên y tế (Khoa sản) yêu cầu ký giấy cam kết để tiến hành thủ tục mổ cho sản phụ. Dù bất ngờ nhưng trước tình huống cấp bách, bà Bích và con rể cũng chấp nhận ký theo yêu cầu của bệnh viện. Hơn 3 tiếng đồng hồ sau, gia đình đón nhận bé trai trong niềm hạnh phúc vô bờ và được các nhân viên y tế thông báo ca mổ thành công, sản phụ Tài đang hồi sức sẽ ra sau.
(trích Kiến Thức)
       Một giờ sau bv Q9 thông báo phải mổ nữa và sau đó lại thông báo: “ca mổ thành công”.
       Nhưng sáng hôm sau bv Q 9 âm thầm chuyển sản phụ đến bv Thủ Đức mà không thông báo tình hình sức khỏe sản phụ cho gia đình.
       Chị Châu Thị Tài khi chuyển đến bv Thủ Đức đã trong tình trạng chết não, vài giờ sau chị Châu Thị Tài Chết.
       Trước đó vào cuối năm 2015, đôi vợ chồng mới cưới ở quận Thủ Đức, TPHCM đã “tố” Khoa sản của bệnh viện quận 9 suýt làm họ phá bỏ thai nhi đầu lòng vì chẩn đoán… sảy thai phải hút bỏ. Tuy nhiên khi đến bệnh viện phụ sản Từ Dũ, các bác sĩ đã xác định thai nhi phát triển bình thường. Hiện thai phụ nói trên vẫn đang khoẻ mạnh và thai phát triển tốt.(Theo fb của: Hoang Linh)
**************************************
       Thói làm ăn tắc trách, vô trách nhiệm được định vị trong cái đầu của những kẻ ngu dốt nhưng kiêu ngạo và vô cảm sẽ gây ra nhiều hậu quả đau lòng trong hệ thống bệnh viện ở nước ta hiện nay nói riêng và nhiều hệ thống công quyền, an sinh xã hội nói chung.
       Vấn nạn này không biết đến bao giờ mới chấm dứt khi hàng ngày chúng ta phải đối diện với tệ tham nhũng đã trở thành văn hóa, bằng cấp chỉ là tờ giấy lộn và thời kỳ phát triển rực rỡ của sức mạnh đồng tiền đi đôi với sự lên ngôi của căn bệnh thích quyền lực?...
       Thật đáng buồn...




GỌI MỜI...

                                       (Ảnh MH: Nguồn internet)
GỌI MỜI...
Người về phố thị đông vui
Em về quê mẹ, đơn côi một mình
Sáng trưa, khuya tối lặng thinh 
Nửa đêm thao thức trái tim phập phồng.
Ai kia quên những mặn nồng
Để em mòn mỏi đợi trông ai về
Mong ai nhớ lại lời thề
Đừng vì tình mới, mãi mê xứ người
Em gom nhặt những nụ cười
Ôm lòng cỏ dại, gọi mời tình anh.
(Cóc Tía), SG, 15032016
P/s: Cụ nào lỡ ham vui nơi chốn thành đô đèn màu rực rỡ, hãy mau quay về với em, với hoa đồng, cỏ nội thơm ngát thủy chung nhá!?...kkk...

GÓP NHẶT...


GÓP NHẶT...
Ta về góp nhặt lá vàng khô
Theo bước chân đi khắp giang hồ
Nhặt thêm một chút tình nhân thế
Còn sót đọng trên tóc bạc phơ
Nàng về gom góp những tàn phai
Còn vướng trên mi giọt vắn dài
Trên bờ vai nhỏ oằn quang gánh
Trĩu nặng nhọc nhằn nỗi ghét yêu
Gặp gỡ nhau chi buổi chợ chiều
Để lòng quấn quít sợi thương yêu
Giọt nắng cuối ngày soi đáy mắt
Lấp lánh lửa hồng đêm quạnh hiu
Ta cùng đốt lá sưởi tàn phai
Lấy dạn dày, lau giọt vắn dài
Đem chút mặn nồng thay quang gánh
Góp nhặt yêu thương, thắp tình đầy.
(Cóc Tía), Sài Gòn, 15032016

BẠN ĐỒNG HÀNH...


BẠN ĐỒNG HÀNH...
       Từ những năm cấp 1,2 cậu là học sinh giỏi nhiều năm. Lên cấp 3 Cóc Tía đưa cậu vào thi chuyên Lê hồng Phong - Sài Gòn. Ở tỉnh, cậu đã từng đoạt giải nhì toàn tỉnh môn Lý. Thế nhưng vào Sài Gòn cậu không lọt nổi vào lớp chuyên Lý mà chỉ lọt vô trường chuyên để học một lớp bình thường. Thấy cậu vẫn còn bé quá, CT quyết định đưa cậu trở về quê học tiếp 3 năm cấp 3 chuyên Hùng vương - Pleiku.
       Có lần CT hỏi cậu:
       - Con đã xác định sẽ theo ngành nào trong tương lai chưa?...
       Suy nghĩ một chút, cậu gãi tai trả lời:
       - Con muốn theo ngành kiến trúc, mà ba rất thích, nhưng ba đã không thực hiện được.
       - Oke con! Nếu con muốn thế, thì ba có mấy ý sau:
       Thứ nhất: Ba sẽ xin cho con học vẽ thầy Hùng bạn của ba ngay từ hôm nay.
       Thứ hai: Ba yêu cầu con chỉ tập trung vào 3 môn chính là toán - lý - anh văn. Con phải học thật chắc và sâu dùm ba.
       Thứ ba: Các môn khác ba chỉ cần con học đủ điểm trung bình để lên lớp thôi. Ba không cần con phải là học sinh tiên tiến hay học sinh giỏi chi cả, mà chỉ cần con vừa học vừa chơi sao cho thật thoải mái. Đồng ý chưa?...
       Thế là cu cậu đã nghe lời CT học hành nghiêm túc nhưng rất thoải mái trong 3 năm cấp 3. Vừa học, vừa chơi, vừa giao lưu nhẹ nhàng với bạn bè cùng lứa có chừng mực, nên những năm ấy ngoài những môn học CT đã dặn, cậu học khá xuất sắc. Cậu còn là một game thủ có hạn, một "tay đàn" Classis có năng khiếu tuy cu cậu bắt đầu nhờ CT xin học vào năm cuối phổ thông.
       Đi thi.
       Năm đó, CT dẫn cậu vào Sài Gòn để thi khối V: Kiến trúc và khối D: Đại học Quốc gia Tài chính, ngân hàng.
       Những ngày ở đây chờ đến ngày thi. Hai cha con suốt ngày hết dạo phố lại vô phòng game rồi lại đi đánh bi a...cho đến ngày chở cậu vô phòng thi trong tâm thế rất tự tin và thoải mái. Khác với Cóc Tía, thằng bạn trên quê cũng có đứa con trai cùng lứa gửi học trường nội trú Nguyễn khuyến ở SG. Đến ngày thi còn khệ nệ ôm cả đống sách vở để ôn thi.
       Kết quả năm đó, cu cậu đậu cả hai trường. Cu cậu chọn ĐH Kiến trúc để thỏa mãn ước mơ của mình và của bố.
       Cho đến hôm nay, cậu đã ra trường và làm việc hơn 3 năm.
       Sáng nay, ngày 14/3. Sau khi Cóc Tía mở cửa nhà và tự pha một ly cà phê ngồi thưởng thức một mình. Cóc Tía viết bài này trước hết để tặng cho đứa con trai bé bỏng của mình nhân ngày sinh nhật của"cậu ấy", và muốn chia sẻ với các bạn vài điều mà CT rút ra từ cuộc sống của mình trong vấn đề định hướng cho con cái. Hãy để chúng thoải mái thực hiện ước mơ của mình bằng cách khuyến khích, hổ trợ và gần gũi như một người bạn. Bởi vì, sẽ không có động lực nào kích thích sự ham muốn thực hiện ước mơ của mình một cách mạnh mẽ, bằng sự đồng lòng chia sẻ của những người thân yêu trong cuộc sống của chúng ta, nói chung...và của tuổi trẻ, nói riêng...
       Ba chúc con trai một ngày SN vui vẻ, hạnh phúc và nhắc nhở con một điều: Đúng trước ngày SN của con một năm, tức là ngày 14/3/1988 đã có 64 người chiến sĩ ngã xuống để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc mình tại Gạc ma. Đó là ngày buồn của rất nhiều gia đình có người thân hy sinh vì Tổ quốc. Vì vậy, trong ngày vui của mình hãy luôn nhớ đến điều đó...Bởi vì, là một thằng đàn ông: "Tổ quốc là trên hết"!...
       Ba sẽ luôn là người bạn luôn đồng hành cùng các con cho đến ngày nhắm mắt. Đó cũng là tâm nguyện của đời ba!...
(Cóc Tía), Sài Gòn, 14/03/2016



















CHUYỆN NỢ, DUYÊN...

                                (Ảnh MH: Nguồn internet)                              
CHUYỆN NỢ, DUYÊN...
       Trong cuộc sống của chúng ta, giữa hai người khác phái đã trưởng thành, tuy rằng không họ hàng thân thích, không máu mủ, ruột rà... ấy thế mà có khi mới gặp nhau mỗi một lần đã nảy sinh tình cảm yêu mến, nhớ thương. Trong đạo Phật họ gọi mối quan hệ tình cảm đó là"duyên". Cho đến khi tình cảm giữa hai người trở nên mặn nồng và sâu đậm để có thể cùng sống chung với nhau trong một mái nhà, cùng chung lưng đấu cật để xây dựng tổ ấm, sinh con đẻ cái, gắn bó dài lâu...thì trong đạo Phật họ gọi đó là"nợ".
       Có những cặp vợ chồng sống với nhau cho đến lúc đầu bạc, răng long dù trải qua bao nhiêu biến cố, thăng trầm vẫn một lòng một dạ thủy chung. Đó là vì: "duyên nợ dày sâu, trả lâu mà chưa hết nợ"!..hehe..
       Có cặp đã hết duyên, tình cảm với nhau không còn nữa. Sống chung trong một nhà cứ mãi cấu xé, làm khổ lẫn nhau nhưng không dứt ra được, vì nghĩ đến trách nhiệm và tình thương của mình với đàn con còn nhỏ...và vì nhiều lý do khác... Đó là: "duyên mỏng, nợ dày"!.
       Còn có cặp, tuy vẫn còn yêu thương nhau nhưng cứ mỗi khi ở gần thì cứ hiểu lầm, sinh ra ghen tuông thái quá, cải vả, tự làm khổ lẫn nhau hoặc do nhiều lý do khách quan khác, để rồi không thể đến được với nhau hay dẫn đến ly thân hoặc ly hôn. Đó là: "duyên sâu, nợ cạn"!...
       Ngoài ra còn có trường hợp, cưới nhau về sống chung một nhà rồi mới thấy hai tính cách hoàn toàn trái ngược, không thể sống được với nhau nên chia tay sớm. Đó là: "hết duyên, cạn nợ thôi đành bái bai"!...hehe..
(Cóc Tía), Sài Gòn, 13/03/2016
P/s: Do Cóc Tía chộp được tấm hình vui vui nên viết stt tầm phào, nhằm minh họa ngược cho tấm hình. Xin bà con cô bác đừng ném đá tậu tui..kkk

                                 (Ảnh MH: Nguồn internet)     

NGHĨA NHÂN...

                                                (Ảnh MH: Nguồn internet)
NGHĨA NHÂN...
Ngày xưa gian khó vô vàn.
Anh luôn tìm cách cùng nàng vượt qua.
Chuyện tình yêu của hai ta.
Trải qua sóng gió phong ba một thời.
Dẫu cho biển cạn núi dời?
Tình ta vẫn cứ rạng ngời sáng trong.
Lúc xưa chăn gối mặn nồng.
Đến khi già yếu chỉ mong vui vầy.
Dù nghèo, dù chẳng đủ đầy.
Nhưng tình mình vẫn ngất ngây tâm hồn.
Đời như một giấc mộng tròn.
Bên nhau sánh bước, lối mòn nghĩa nhân...
Mỗi ngày trao những ân cần.
Đêm đêm trao giấc phù vân bềnh bồng.
(Cóc Tía), Sài Gòn, 13/03/2016

                                            (Ảnh MH: Nguồn internet)

HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG ?

                                 (Ảnh MH: Nguồn internet)
HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG ?
Thập niên 60 của thế kỉ trước, Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, than thở: “Hy vọng là một lúc nào đó, Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”. Câu nói ấy cho thấy, nhà lãnh đạo tài ba của Singapore đã từng bị ám ảnh, mơ tưởng về sự phát triển của Sài Gòn.
Thật sự, vào lúc đó, Sài Gòn được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông", thành phố duy nhất ở khu vực được người Pháp định danh: The Pearl of the Far East. Theo tiếng Pháp, đó là Paris Phương Đông (Paris in the Orient), ám chỉ là 1 thành phố giàu có bậc nhất ở Đông Nam Á.
Từ Sài Gòn nhìn ra, Singapore ngày ấy chỉ là đảo quốc hoang vu, Bangkok cũng ít người nhắc đến. Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia càng chưa có tên tuổi. Những quốc gia này xem Sài Gòn như "thần tượng", là hình mẫu để phát triển theo.
Thế nhưng, sau hơn 50 năm, ngày hôm nay, chúng ta lại thèm thuồng, ước muốn Việt Nam được như Singapore.
Lý Quang Diệu, người đã thay đổi, biến một làng chài nhỏ, dịch bệnh triền miên trở thành đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu của châu Á. Đó là nơi có những kiến trúc hiện đại cùng chung sống chan hoà với thiên nhiên, nơi cả thế giới ngưỡng mộ về chuẩn mực môi trường xanh sạch, nơi có làn sóng di dân ngược từ châu Âu sang châu Á.
Lý Quang Diệu đã trở thành biểu tượng của sự thay đổi, khiến nhân loại giật mình và ngưỡng mộ.
Năng suất làm việc của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore. Điều này có nghĩa, một người Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam. Dân số Singapore là 5 triệu dân, dân số Việt Nam hơn 90 triệu dân, năng suất làm việc của 75 triệu dân Việt Nam bằng năng suất làm việc của 5 triệu dân Singapore.
Điều đáng nói hơn, GDP của Singapore gần 300 tỷ USD, GDP của Việt Nam chỉ có 170 tỷ USD.
Một quốc gia láng giềng Campuchia có GDP thấp hơn Việt Nam. Thế nhưng, oái ăm thay, họ tự chế tạo được xe hơi. Khi hãng điện tử Samsung đưa ra danh sách những mặt hàng có thể đặt gia công với các doanh nghiệp Việt Nam, người Hàn quốc mới vỡ lẽ, Việt Nam chưa thể sản xuất nổi cái sạc pin, USB và ngay cả vỏ nhựa cho điện thoại di động.
Bởi thế, dưới góc nhìn của một nhà hoạch định xuất sắc về kinh tế, Lý Quang Diệu nói, Việt Nam phải mất 20 năm nữa mới bằng Malaysia. Vậy 20 năm nữa, Malaysia sẽ phát triển và đang đứng ở đâu trên thế giới này?
Và người Việt Nam mãi bị ám ảnh bởi sự thua kém của mình ?
Từ Facebook Trương văn Khoa



(Ảnh MH: Nguồn internet)


VÀI SUY NGHĨ VỀ BÀI VIẾT"THÀ HY SINH VÀO NGÀY 8/3..."CỦA ĐẠO DIỄN-NHÀ BÁO NỔI TIẾNG: LÊ HOÀNG


VÀI SUY NGHĨ VỀ BÀI VIẾT"THÀ HY SINH VÀO NGÀY 8/3..."CỦA ĐẠO DIỄN-NHÀ BÁO NỔI TIẾNG: LÊ HOÀNG
Với bài viết"Thà hy sinh trong ngày 8/3...", tôi không biết ông đạo diễn Lê Hoàng khá nổi tiếng của hãng phim truyện Giải phóng. Là tác giả của những bộ phim ăn khách một thời ở Việt Nam như phim "Gái nhảy"... và hơi nhẵn mặt của khá nhiều khán giả màn ảnh nhỏ trong vai trò giám khảo hài hước và khó tính của những cuộc thi truyền hình. Là phóng viên của tờ báo "Tuổi trẻ cười" khá ăn khách...Hôm nay lại muốn thể hiện điều gì trong bài viết nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3?...
Nếu nói để tôn vinh phụ nữ vì những công việc vất vả họ vẫn làm thường ngày, những hy sinh thời gian và tuổi trẻ của họ một cách thầm lặng cho tổ ấm của mình...thì đâu cần phải dùng đến lối viết tự trào, châm biếm... để đẩy những công việc thường ngày của những người phụ nữ VN lên đến đỉnh điểm của cơn ác mộng cho những gã đàn ông "đầu đội trời, chân đạp đất", mà ông ta muốn diễn đạt trong bài viết này!?...
Với đầu óc ngu muội và u tối của tôi, lẽ ra một người nghệ sĩ lớn làm công tác liên quan đến truyền thông và có tầm ảnh hưởng không nhỏ trong ngành điện ảnh nước nhà không nên có những lời lẽ "hài hước cao siêu" đến như vậy, để dành cho một ngày được cả thế giới tôn vinh về phụ nữ.
Bài viết này theo tôi nghĩ; cánh đàn ông không ai thích thú và hài lòng với cách viết mang tính phỏng vấn giả tưởng đối với họ trong ngày 8/3. Và với phụ nữ, cũng chẳng có mấy ai thích tôn vinh họ theo lối hài hước kiểu như thế này.
Còn với tôi, tôi không thấy điều gì để đáng cười hay đáng để học hỏi trong bài viết"Thà hy sinh vào này 8/3..." của ông ta ngoài sự thất vọng!...
(Cóc Tía), Sài Gòn, 09/03/2016

QUÀ TẶNG

                                                (Ảnh MH: Nguồn internet)
QUÀ TẶNG
Thực tế có rất nhiều người đàn ông không bao giờ thể hiện tình cảm của mình đối với những phụ nữ mà mình yêu mến; dù chỉ là một lời nói dịu êm, một hành động thể hiện sự trìu mến hay một món quà nhỏ ...trong những ngày lễ nhân danh cho những người phụ nữ như ngày 8/3 chẳng hạn...
Vì sao vậy?...
Vì đối với một số đàn ông, những người phụ nữ trong mối quan hệ của họ, luôn được họ yêu thương và nghĩ đến tuy rằng họ rất ít khi nói ra. Cuộc sống của bạn luôn được họ quan tâm, chia sẻ...mặc dù hành động thể hiện sự quan tâm đó, họ chỉ thích thực hiện phía sau lưng của bạn một cách lặng lẽ, chỉnh chu...
Đó là những món quà mà họ đã trao tặng âm thầm cho bạn trong suốt cuộc đời, chứ không chỉ là một vài ngày lễ lộc ngắn ngủi mang tính hình thức.
Bởi vì, là phụ nữ, bạn xứng đáng được hưởng điều đó...trong suốt một đời tần tảo, hy sinh của mình.
(Cóc Tía), Sài Gòn, 09/03/2016

GIANG HỒ...


GIANG HỒ...
Giang hồ du lịch một ba lô
Cõi trần ở tạm một túi đồ
Mang vác chi nhiều thêm nặng nhọc
Trở về cát bụi chỉ thân cô....
Thơ: Cóc Tía



SÁCH...


SÁCH...
Ở các thành phố, hiệu sách mọc ở khắp nơi, quận nào, phường nào cũng có. Thậm chí trong các xóm nhỏ sách được bày bán cả trong những tiệm tạp hóa, dụng cụ học sinh. Sách cũ, sách mới được bày bán tràn ngập trên các vỉa hè, công viên và nơi nhiều người qua lại...Thế nhưng trong thời đại bùng nỗ Internet như hiện nay, có vẻ như sách ít được giới trẻ quan tâm bằng các trò chơi online hay báo mạng. Chưa kể những hàng quán cà phê giải khát, quán nhậu và bar rượu thi nhau mọc lên như nấm sau những cơn mưa đầu mùa.
Trong khi đó, ở những miền thôn quê cách xa thành phố, những vùng cao nguyên xa tít tắp...sách trở nên khan hiếm đến kỳ lạ. Nghịch lý ở chỗ, nơi đã thiếu thốn mọi nguồn thông tin nhất lại thiếu luôn cả sách, trong khi nhu cầu đó là không hề nhỏ!?...
Có vẻ như những nhà xuất bản và kinh doanh sách họ quan tâm đến lợi nhuận nhiều hơn khi nhà nước không có chính sách hỗ trợ "sách hóa" nông thôn. Mặc khác, có sách , có nhu cầu đọc sách...nhưng không có tiền thì cũng đành chịu chứ biết làm gì?
Nơi có nhu cầu thì lại không có tiền mua sách hoặc sách không nhiều. Nơi bán sách nhiều thì nhu cầu lại không cao lắm.
Không có sách, không có Internet...thì sẽ không có kiến thức và thông tin được cập nhật kịp thời. Đó là một nghịch lý mà nếu biết nhưng không quan tâm để thay đổi thì hệ lụy của nó không phải nhỏ....
(Cóc Tía), Sài Gòn, 04/03/2016

(Ảnh MH: Nguồn internet)

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

NIỀM TIN CUỘC SỐNG.

(Ảnh MH: Nguồn internet)
NIỀM TIN CUỘC SỐNG.

Để viết nên bài này, có ba câu chuyện nhỏ có thật mà tôi muốn kể lại cho các bạn trước khi nói về "niềm tin".

*Câu chuyện thứ nhất:

Ngày xưa ở Pleiku tôi có quen biết một thằng em. Tính tình của nó vụn vặt và thích phán xét người khác, còn bản thân nó thì thường ít đặt niềm tin vào ai.

Nó kể lại: Một hôm nó chở vợ về thăm gia đình của cô ấy. Lúc ra về, dù đã khuya lắm nhưng vừa về đến nhà riêng của nó cách nhà cha mẹ vợ tầm trên 10 km, nó để vợ vào nhà, rồi vội vã chạy đến nhà cha mẹ vợ ngay trong đêm. Nhác thấy con rể hớt ha hớt hãi một mình quay lại. Ngỡ có chuyện gì xảy ra, ông già vợ hỏi:
- Có chuyện gì mà đêm hôm quay lại đây vậy con?
- Dạ! Con để quên chiếc mũ nên quay lại lấy!

Ông già vợ ngạc nhiên trố mắt nói:
- Trời! Tao tưởng chuyện gì ghê gớm lắm? Để quên mũ thì còn đó, nay mai lên lấy cũng được chứ sao lại....

Ông già vợ chưa kịp nói hết câu. Sau khi lấy lại chiếc mũ lưỡi trai đội trên đầu, nó cướp lời ông ấy:
- Thôi, con lấy luôn chứ ở trên đời này không tin ai cả ba ơi!...

Trả lời vừa xong nó quầy quả lên xe dọt thẳng, để ông già vợ mở to mắt đứng đó như trời trồng.

*Câu chuyện thứ hai:

Sau này, vô Sài Gòn, tôi có diễm phúc sống gần một thằng bạn học từ thời phổ thông. Nó đang làm ăn rất thành đạt.

Một dịp ngồi lai rai với nhau. Thấy mình mới chân ướt, chân ráo vô SG mà lại thất nghiệp nên nó đề nghị:
- Mày chưa có việc gì làm...hay là làm với tao đi?...

Chưa biết mình có đồng ý hay không và cũng không kịp để mình suy nghĩ trong một nốt nhạc, nó đã lên giọng nữa như đùa, nữa thật:
- ĐM...nhưng mà làm cho tao đừng có học nghề cho biết rồi lại ra làm riêng cạnh tranh với tao nhé?...

*Câu chuyện thứ ba:

Ở SG một thời gian. Cám cảnh vất vả, khổ nghèo của những người bán vé số dạo. Viết vài bài về những câu chuyện mua dùm vé số của các em nhỏ vì thấy chúng tội nghiệp, hoặc cho chúng vài xu lẻ. Có bạn vào cmt trong bài viết:
"Đừng tin chúng nó anh ơi! Có khi cha mẹ nó lười lao động, bắt con mình đi bán vé số nhằm lợi dụng lòng thương hại của người khác đó anh!..."

Vân..vân...và rất nhiều câu chuyện khác nữa, chung quy liên quan đến niềm tin giữa con người với con người trong cuộc sống của chúng ta. Nếu trong cuộc sống, mà niềm tin trở thành một thứ xa xỉ. Sống trong sự ngờ vực lẫn nhau... thì cuộc sống của chúng ta đâu còn ý nghĩa gì nữa và sống để làm gì!?...

Qua ba câu chuyện trên, tôi xin chia sẻ với các bạn một bài viết của bạn Hoàng Thu Hương. Bài viết này, tôi cho rằng rất đáng để chúng ta suy nghĩ. Bởi vì, khi các bạn khắc chế được sự nghi ngờ và có niềm tin vào những mối quan hệ của mình, thì một trong những yếu tố để bạn có được sự thanh thản trong tâm hồn không phải là điều gì xa vời lắm:

"Đã bao giờ bạn đặt niềm tin vào người khác như chính bạn chưa? Trong cuộc sống nhiều khi chúng ta không dám đặt niềm tin vào người khác bởi nhiều lúc chúng ta cho rằng họ không đáng tin cậy! Nếu người khác cũng làm như vậy với bạn, bạn sẽ cảm thấy như thế nào?

Trong gia đình cha mẹ rất ít khi tin tưởng con cái hoàn toàn, lúc nào cũng cho rằng con cái chưa đủ lớn để làm được những điều chúng muốn. từ đó có nhiều bậc làm cha làm mẹ nặng lời dạy bảo con cái khiến chúng luôn tự ty và không dám tin tưởng vào chính mình! Thay vì cha mẹ luốn cố gắng đem lại những điều tốt đẹp cho chúng thì hãy để con cái của mình kiếm tìm những thứ chúng khao khát và mong ước!

Trong cuộc sống đặc biệt trong những mối quan hệ chúng ta cũng ít khi đặt trọn vẹn niềm tin vào đối phương. Luôn có chút gì đó nghi ngờ không tin tưởng. Trong tình bạn chúng ta lo sợ họ phản bội mình, hớt tay trên hay làm những việc tổn hại đến bản thân và điều đó tạo ra hố ngăn giữa những người bạn! Đặc biệt, có một số người nhìn mặt để bắt hình dong, lúc nào cũng nghi ngờ này nọ bởi họ tin vào con mắt nhìn người của mình. Tuy nhiên điều này đã được chứng minh khá nhiều trong cuộc sống! Rất nhiều người bị đánh lừa qua vẻ bè ngoài của người khác

Trong tình yêu có phải vì lúc nào chúng ta cũng lo lắng bị bỏ rơi hay phản bội mà lúc nào cũng nêu cao cảnh giác với người yêu của mình. Những câu hỏi anh/em có yêu anh không? Khiến cho nhiều người cảm thấy không thoải mái. Ngay trong mối quan hệ được cho là đẹp đẽ nhất này cũng ẩn chưa sự nghi ngờ, niềm tin không trọn vẹn thì thử hỏi trong cuộc sống chúng ta đã từng tin tưởng ai hoàn toàn không?

Nhiều người còn tìm mọi cách để kiểm soát người khác nhưng cuối cùng sự kiểm soát đó chỉ đem lại tác dụng ngược mà thôi! Chúng khiến cho mối quan hệ đi vào bế tắc, không lối thoát! Cách duy nhất để chúng ta duy trì và phát triển những mối quan hệ đó là đặt niềm tin vào người khác. Đừng nghi ngờ quá nhiều, hãy biết kiềm chế sự nghi ngờ của mình và nếu như có người đang lừa dối bạn, bạn cũng đừng đánh mất niềm tin nơi người khác!

Sự dối lừa bao giờ cũng bị phơi bày dù sớm hay muộn, tuy nhiên niềm tin một khi không còn sẽ không dễ gì tìm lại được! Đặt niềm tin vào những người bạn yêu thương là cách để bạn sống hạnh phúc và bình yên! Đừng quá tức tối khi có người phản bội lại niềm tin của bạn,ít nhất bạn đã biết được ai là người tốt kẻ xấu phải không?..."

(Lê quang Luận), Sài Gòn, 04/03/2016

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

HẠNH PHÚC XẢ LY...

(Ảnh MH: Nguồn internet)
HẠNH PHÚC XẢ LY...

Ở đời người ta thường cho hạnh phúc là có được cái này, cái kia: Có nhà lầu, xe hơi, có vợ đẹp, con ngoan, có tài sản, quyền thế, v.v... Khi chưa có thì muốn có, làm đủ mọi cách để cho có. Có rồi thì sợ mất hoặc xem thường rồi lại muốn có cái khác. Nếu không được thì buồn phiền, bất mãn, khổ sở.

Người biết tu thì thấy "không có" là một hạnh phúc. Không có ở đây là do trí tuệ quán chiếu thấy mọi sự phiền toái đều do ham muốn mà ra. Bởi thế người tu không muốn có, nếu đã có rồi thì tập xả ly. Vì những thứ "có" trên thế gian này đều là ràng buộc.

Tuy nhiên đối với những người chưa có, chưa thỏa mãn được những mong ước, thèm khát, còn mải mê chạy theo vật chất thì xả ly là một việc thật khó làm, vì họ chưa có thì lấy gì mà xả bỏ.

Ðức Phật khi còn là thái tử đã có vợ con, vàng bạc, của cải, cung phi mỹ nữ, đầy đủ vật chất mà trong lòng vẫn nặng trĩu âu lo, không cảm thấy hạnh phúc. Do đó Ngài mới xả bỏ ra đi tìm chân lý, tìm hạnh phúc chân thật. Trong khi đó có những người tu lại chạy theo vật chất, của cải, tài sản, danh lợi bởi vì trong đời họ chưa được thỏa mãn, chưa cảm thấy có đầy đủ. Chỉ khi nào có được rồi và trải qua kinh nghiệm thấy những thứ mà họ đã nhọc công tìm kiếm chỉ đem lại phiền toái và khổ đau thì lúc đó ý nghĩ xả ly mới xuất hiện.

Trước hết có thân thì phải lo cho thân ăn, mặc, ở, sống. Phải đi làm kiếm ăn, phải mua quần áo mặc, phải thuê nhà ở tránh mưa nắng. Khi thân đau ốm phải lo thuốc men, chạy chữa. Nếu có gia đình thì phải lo làm ăn buôn bán kiếm tiền nuôi vợ con. Suốt ngày chỉ lo suy nghĩ và làm đủ mọi chuyện cho cái ta và những thứ của ta.

Hạnh phúc xả ly tương đương với thiểu dục tri túc, có nghĩa là tâm không ham muốn, và luôn cảm thấy đầy đủ dù trong tay không có gì hết. Với người tu, không có sở hữu gì thật là một hạnh phúc. Nói như vậy có vẻ ngược đời, nhưng người tu là kẻ đi ngược dòng đời kia mà!

Xả ly giống như người đang mang gánh nặng trên vai mà đi, nay bỏ được gánh nặng xuống thì cảm thấy nhẹ nhàng sung sướng vô cùng. Người tu cần tập xả ly, vì xả nhiều chừng nào thì nhẹ chừng nấy. Xả ly không có nghĩa là phải vứt bỏ hết tài sản, của cải đang có.

Xả ly trước hết là xả bỏ sự ham muốn và buồn giận trong tâm, kế đến là xả bỏ sự bám víu vật chất bên ngoài. Tuy sống giữa tài sản, vật chất, nhưng tâm không còn nhớ nghĩ những thứ đó là của ta, nếu có ai xin hoặc mất thì xem như nhẹ gánh nặng.

Tập xả ly tới mức cùng cực thì khi chết, ta xem như trút hết gánh nặng, nhất là cái thân tứ đại già yếu, bệnh hoạn. Ta đã phải mang nó trên vai suốt cả cuộc đời, nay bỏ được nó, há không phải là sung sướng lắm sao? Vì thế các thiền sư đắc đạo, khi chết đều vui vẻ an nhiên tự tại ra đi.

Khi đói thì ta thèm ăn, nhưng khi ăn thì đòi thứ này thứ kia rồi ăn cho cố, đau bụng, nặng bụng, khó thở. Khi khát thì thèm uống, nhưng khi uống thì thích những thứ độc hại như rượu bia, rồi say mèm, ói mửa. Nhiều khi sinh ra ung thư hay sưng gan.

Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này. Như vậy hạnh phúc chính là sự giải thoát của tâm ý. Và muốn có giải thoát thì phải tập xả ly. Hãy nhìn vào tự tâm, xem mình còn bám víu, dính mắc, ưa ghét cái gì không? Có người xả bỏ được vợ con nhưng lại dính mắc vào chùa chiền, xả bỏ được tài sản nhưng lại dính mắc vào danh lợi, địa vị. Xả bỏ được cái này nhưng rồi lại dính mắc vào cái khác!

Đạo Phật