(Ảnh MH: Nguồn internet)
HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG ?
Thập niên 60 của thế kỉ trước, Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, than thở: “Hy vọng là một lúc nào đó, Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”. Câu nói ấy cho thấy, nhà lãnh đạo tài ba của Singapore đã từng bị ám ảnh, mơ tưởng về sự phát triển của Sài Gòn.
Thật sự, vào lúc đó, Sài Gòn được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông", thành phố duy nhất ở khu vực được người Pháp định danh: The Pearl of the Far East. Theo tiếng Pháp, đó là Paris Phương Đông (Paris in the Orient), ám chỉ là 1 thành phố giàu có bậc nhất ở Đông Nam Á.
Từ Sài Gòn nhìn ra, Singapore ngày ấy chỉ là đảo quốc hoang vu, Bangkok cũng ít người nhắc đến. Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia càng chưa có tên tuổi. Những quốc gia này xem Sài Gòn như "thần tượng", là hình mẫu để phát triển theo.
Thế nhưng, sau hơn 50 năm, ngày hôm nay, chúng ta lại thèm thuồng, ước muốn Việt Nam được như Singapore.
Lý Quang Diệu, người đã thay đổi, biến một làng chài nhỏ, dịch bệnh triền miên trở thành đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu của châu Á. Đó là nơi có những kiến trúc hiện đại cùng chung sống chan hoà với thiên nhiên, nơi cả thế giới ngưỡng mộ về chuẩn mực môi trường xanh sạch, nơi có làn sóng di dân ngược từ châu Âu sang châu Á.
Lý Quang Diệu đã trở thành biểu tượng của sự thay đổi, khiến nhân loại giật mình và ngưỡng mộ.
Năng suất làm việc của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore. Điều này có nghĩa, một người Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam. Dân số Singapore là 5 triệu dân, dân số Việt Nam hơn 90 triệu dân, năng suất làm việc của 75 triệu dân Việt Nam bằng năng suất làm việc của 5 triệu dân Singapore.
Điều đáng nói hơn, GDP của Singapore gần 300 tỷ USD, GDP của Việt Nam chỉ có 170 tỷ USD.
Một quốc gia láng giềng Campuchia có GDP thấp hơn Việt Nam. Thế nhưng, oái ăm thay, họ tự chế tạo được xe hơi. Khi hãng điện tử Samsung đưa ra danh sách những mặt hàng có thể đặt gia công với các doanh nghiệp Việt Nam, người Hàn quốc mới vỡ lẽ, Việt Nam chưa thể sản xuất nổi cái sạc pin, USB và ngay cả vỏ nhựa cho điện thoại di động.
Bởi thế, dưới góc nhìn của một nhà hoạch định xuất sắc về kinh tế, Lý Quang Diệu nói, Việt Nam phải mất 20 năm nữa mới bằng Malaysia. Vậy 20 năm nữa, Malaysia sẽ phát triển và đang đứng ở đâu trên thế giới này?
Và người Việt Nam mãi bị ám ảnh bởi sự thua kém của mình ?
Từ Facebook Trương văn Khoa
(Ảnh MH: Nguồn internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét