Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

BÁNH KHỌT"GỐC VÚ SỮA"CỦA CÔ BA VŨNG TÀU...


BÁNH KHỌT"GỐC VÚ SỮA"CỦA CÔ BA VŨNG TÀU...
       Ở Vũng Tàu có một quán ăn rất lụp xụp, nhưng khá nổi tiếng. Đó là quán bánh khọt mang tên Gốc Vú Sữa. Quán này nằm trên đường Nguyễn trường Tộ, p2, tp Vũng tàu.
       Quán có mặt tiền khá rộng, tầm 7 mét chiều ngang và sâu chừng 10 mét. Nếu không vì sự nổi tiếng của thương hiệu bánh khọt cô Ba "Gốc Vú Sữa"...thì có lẽ quán chẳng có gì đặc biệt ngoài sự bầy hầy, lụp xụp và cũ kỹ của nó. Nhưng ở đây, các bạn muốn thưởng thức món đặc sản này vào những ngày nghĩ, thì phải xếp hàng lấy số thứ tự như đi khám bác sĩ tại những phòng mạch tiếng tăm ở Sài Gòn cơ đấy...hehe.
       Để Cóc Tía miêu tả và tường thuật lại cho các bạn nào chưa biết quán này nghe chơi nhá!?...
       Thật ra, như các bạn đã biết. Bánh khọt là món ăn dân dã đã có từ lâu rất phổ biến ở miền Trung Nam bộ. Ở miền Trung thì tên gọi là bánh căn.
       "Bánh căn là một loại bánh phổ biến ở vùng Nam Trung Bộ, ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Bánh căn có hình dáng gần với bánh khọt ở các tỉnh phía Nam, nhưng cách làm hoàn toàn khác. Nếu như bánh khọt là loại bột gạo "chiên" (vì có dùng dầu mỡ) thì bánh căn là loại bột gạo "nướng". Làm bánh căn thường phải có khuôn đúc đặc biệt, thường làm bằng đất nung, và có nhiều lỗ tròn để đặt khuôn. Vì bánh căn nhỏ nên thường tính theo cặp chứ không theo cái, ở giữa có thể quét mỡ hành hoặc đổ trứng. Bánh căn thường ít được dọn cùng rau sống ăn lá, mà thường ăn kèm với xoài xanh bào sợi, hành tây, dưa leo băm sợi.
       Nước chấm đi kèm theo thường là nước mắm pha loãng, tỏi, ớt... hoặc nước cá kho (thường là cá nục), khi dùng thường nhúng nguyên bánh vào nước chấm. Nước chấm có thể bỏ thêm xíu mại, mỡ hành để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.
       Không ai biết bánh căn có từ bao giờ, nhưng xuất xứ của nó là ở Ninh Thuận, là một món ăn của người Chăm tại đây. Qua thời gian, người Việt đã học hỏi và sáng tạo thêm nhiều cách thức mới, làm món ăn này thêm đặt sắc hơn, như ăn với nhiều loại nước chấm hơn, thêm vào bánh nào là tôm, mực, trứng"...(theo Wikipedia)
       Khi Cóc Tía đến trước quán bánh khọt Gốc Vú Sữa của cô Ba Vũng Tàu cũng tầm hơn 16h chiều. Tại đây đang đông nghẹt khách. Ngoài số lượng khách đang ngồi xơi trong quán (khoảng trên dưới 100 người) trong không khí ngột ngạt bởi hơi dầu bốc lên từ 3 chảo bánh lớn có trên 10 người đang nhễ nhại mồ môi ngồi đổ bánh, thì ngay cạnh lối ra vào là từng tốp du khách đang đứng xếp hàng đợi đến lượt. Mới thoạt nhìn, Cóc Tía hơi bất mãn, nhưng vì cố ăn một lần cho biết nên chứng kiến cách sắp xếp của những nhân viên nam trong quán cũng hợp lý. Điều này tránh đi sự giành giật, chen lấn chỗ ngồi của nhiều đoàn khách khác nhau.
       Sau khi đã ổn định chỗ ngồi. Tuy khách rất đông, nhưng Cóc Tía thấy nhân viên ở đây phục vụ khá công bằng và khoa học nên không phải đợi lâu. Một đĩa bánh khọt 10 cái, được bán với giá 50 ngàn. Theo CT nhận xét thì bánh khọt cô Ba cũng bình thường nếu không muốn nói là hơi quá béo vì bánh ngập trong dầu mỡ. Nước chấm cũng không ngon lắm vì quá ngọt, thiếu đi độ mặn. Chỉ có một điều khác biệt là trên mỗi chiếc bánh khọt, nhân của nó là một con tôm tươi rói, to tổ chảng, thịt dẽo quẹo và ngọt lịm khi được cuốn trong lá cải xanh kèm với rau diếp cá và rau quế...chấm vào chén nước mắm ngọt có pha lẫn ít ớt xay và đu đủ bào chua ngọt. Nhai đến đâu nghe mùi thịt tôm tươi ngọt lịm đến đó..chẹp..chẹp...Gặp lúc đang đói nên CT "quấc" gần 2 đĩa, no cành hông luôn..hehe...còn với những người phụ nữ bình thường có lẽ họ không dùng nhiều được vì độ béo của dầu mở trong mỗi chiếc bánh ở đây.
       CT nghĩ rằng quán bánh khọt cô Ba Vũng Tàu đông khách là do thời vận và thương hiệu "Gốc Vú Sữa" nhiều hơn là nhờ mấy con tôm tươi ở xứ sở vùng biển đầy tôm cá này...và có lẽ quán vẫn giữ được khách cho đến nay bởi vì bà chủ quán ấy không biết "chửi" thực khách của mình, như những quán ăn đông đúc "cháo chửi" ngoài HN, trước lượng khách có"tâm hồn ăn uống" nhưng lại cực kỳ khó tính của miền Nam trong văn hóa ăn uống từ bao đời nay.
       Bước ra khỏi quán, một cô bạn chép miệng: Chỉ cần vậy thôi:"Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh".
       Mình ậm ừ trong tiếng thở ta vì no tức bụng:
       - À....ừm....
(Cóc Tía) Sài Gòn, 29/02/2016















THÁNG BA...

                               (Ảnh MH: Nguồn internet)
THÁNG BA...
Tháng ba đang về.
Có một tháng ba trong ký ức
Đã nói lời chia tay tuổi thơ tôi
Trong một chiều nhạt nắng
cuối mùa Xuân
năm ấy...
Tháng ba đang về
Pleiku phố nhỏ bỗng buồn tênh
Từng đoàn người vội vả ra đi
Chỉ còn lại những chiếc lá vàng xô đẩy
Trên vỉa hè, lớp bụi đỏ tung bay
theo từng cơn gió cợt đùa
Phố phường
trơ trọi...
Tháng ba đang về
Tuổi thơ cũng ra đi
Bốn mươi năm lẻ, tôi ngồi đây nhìn lại
Nhớ tiếng đại bác đì đùng ngày xưa
Trong buổi chiều Xuân định mệnh
Cắt đứt những ngày tháng rong chơi
Cùng tiếng cười thủy tinh
Thơ trẻ...
của tôi...
Tháng ba đang về
Lại thêm một tháng ba nữa tôi ngồi đếm
Chẳng còn lại gì
Ngoài ký ức buồn và mái đầu bạc trắng
Như vùng đất đỏ Bazan
Trên cao nguyên một thời đầy nắng gió
Nay cũng bạc màu.
Xấu xí
cằn khô...
Tháng ba đang về
Hay ký ức đang về
Trong hoang hoải
tiếc thương....
Cóc Tía, Sài Gòn, 29022016

                               (Ảnh MH: Nguồn internet)

BẢN TIN BUỔI CHIỀU.


BẢN TIN BUỔI CHIỀU.
       Chiều nay có việc đi ra phố trung tâm. Trên đường trở về nhà, khúc chợ Bàn Cờ đường Nguyễn đình Chiễu, q3. Mình gặp một người đàn ông trung niên chạy phía trước, cùng chiều với mình. Phía sau xe gắn máy của ông ta có gắn tấm bảng bằng vải khá lớn, trên đó ghi nội dung việc khiếu kiện về việc tranh chấp 23.000 mét vuông nhà và đất cát chi đó, ở huyện Củ chi.
       Mình đi sau tò mò đọc thấy, trên đó ghi: vụ khiếu kiện đã diễn ra từ 23 năm trước đến nay, nhưng không thành công vì không được chính quyền sở tại quan tâm. Trên tấm bảng là 2 bức hình chân dung của ông ta. Một bức từ lúc khởi kiện còn trẻ cho đến bức ảnh thứ 2 đã già khú đế, sau 23 năm đi tìm công lý.
       Hình ảnh của ông ta chở băng rôn kêu oan phía sau xe, chạy khắp phố phường giữa đất Sài Gòn người xe tấp nập thật khó coi. Nhưng Cóc Tía thấy chẳng có mấy ai quan tâm đến điều kì dị này.
       Có lẽ chính quyền và những người dân ở thành phố SG, họ đã quá quen thuộc với sự kiện có hoàn cảnh như ông ta nhiều rồi, nên tất cả bọn họ thấy đó là điều bình thường chăng?...
       Vụ việc không rõ trắng đen ra sao? Nhưng Cóc Tía khoái nhất câu nói sau cùng của tấm băng rôn:
       "Người giàu, người nghèo; trong Đảng, ngoài Đảng + toàn dân PHẢI SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO PHÁP LUẬT".
       Đây là bản tin buổi chiều của phóng viên "Nhiều Chiện", tự: Cóc Tía, thuộc toà soạn của tờ báo "Sóng Dang" tường thuật trực tiếp sự việc xảy ra lúc 16h30 ngày 26/02/2016.


DU LỊCH.

                                (Ảnh MH: Nguồn internet)
DU LỊCH.
       Có người nọ nghe nói về một đạo sư nổi tiếng nên tìm đến hỏi đạo. Đến nơi, anh thấy trong nhà của vị đạo sư trống trơn, chỉ có một cái giường, một cái bàn, một cái ghế và một cuốn sách.
       Anh ngạc nhiên hỏi: "Sao nhà đạo sư trống trơn, không có đồ đạc gì cả?"
       Đạo sư hỏi lại: "Thế anh có hành lý gì không?"
       Anh đáp: "Dạ có một va li".
       Đạo sư hỏi: "Sao anh có ít đồ vậy?"
       Anh đáp: "Vì đi du lịch nên đem ít đồ".
       Đạo sư nói: "Tôi cũng là một người du lịch qua cuộc đời này nên không mang theo đồ đạc gì nhiều".
       Chúng ta thường quên mất mình chỉ là khách du lịch qua cuộc đời này, lầm tưởng mình sẽ ở mãi nơi đây, nên tham lam, ôm đồm, tích trữ quá nhiều đồ vật, tài sản.
Đạo Phật

VÀI LỜI TRI ÂN...


VÀI LỜI TRI ÂN...
       Thời gian thấm thoát qua nhanh. Thế là Cóc Tía đã được một ngày tuổi tính từ 24/02/1961 lùi lại 55 năm.
       Một ngày ngoài đời thực diễn ra bình thường, nhưng trong thế giới fb đối với tôi, lại là một ngày bận rộn mà hết sức vui vẻ. Đó là lúc tôi oe oe cất tiếng khóc chào đời thì đã nhận được bao nhiêu là hoa, là rượu, là tiền, là xe hơi...và những món quà độc đáo "vô tiền khoáng hậu"kèm theo bao lời chúc mừng tốt đẹp đến với tôi từ sự yêu mến của tất cả các bạn. Tôi thực sự rất xúc động, dẫu biết rằng đó là những món quà ảo nhưng lại nặng ký bởi tấm lòng của các bạn.
       Tôi đã ngồi dậy lau khô những giọt nước mắt vui mừng, căng đôi mắt trẻ thơ dán vào chiếc Smartphone để chọt chọt vào chiếc màn hình bé xíu đó trả lời và cám ơn từng người đã chúc mừng, chào đón tôi như một người bạn chân tình.
       Thế giới mà tôi và các bạn đã lỡ sinh ra, đầy dẫy những yêu ghét, giận hờn, hỉ nộ ái ố đó... Chúng ta đã thiết lập được một tình cảm khác. Chính là sự trân trọng lẫn nhau từ những điều tử tế. Đó là món quà quý giá mà có lẽ tôi và các bạn có thể hiểu rằng, nó hết sức cần thiết trong cuộc sống của chúng ta.
       Được hít thở không khí một cách bình thường. Được ăn ngon, mặc đẹp. Được thụ hưởng những tiện nghi vật chất đầy đủ là một nhu cầu cần thiết của tất cả chúng ta... Nhưng yêu thương và được yêu thương, theo tôi nghĩ là một nhu cầu tối thượng mà trong tất cả chúng ta ai cũng muốn. Nó chính là tiền đề, là động lực cần thiết để chúng ta vươn đến các nhu cầu khác của con người.
       Tình yêu nói riêng và tình cảm nói chung, nó là một dạng vật chất vô hình, vô tướng, vô trọng lượng...nhưng lại luôn đeo theo chúng ta dai dẳng trong suốt cuộc hành trình của cuộc sống. Có lúc ta cảm thấy nó nhẹ nhàng, thanh thản làm tâm hồn chúng ta thăng hoa và yêu thương cuộc sống...nhưng cũng có lúc nó trở thành gánh nặng ngàn cân đè nặng lên tâm hồn của mình mà không thể nào vứt bỏ được. Đôi khi nó đeo bám đến độ làm cho ta trở nên già cả và xấu xí, chỉ muốn tìm đến cái chết mà thôi. Tất cả những điều đó là do sự lựa chọn của chúng ta.
       Tình cảm con người là như thế. Vấn đề ở chỗ chúng ta có chịu mở lòng để đón nhận nó hay vui vẻ trao tặng cho ai là việc của các bạn!?...
       Riêng tôi, lúc nào tôi cũng mở lòng đón nhận tình cảm của tất cả mọi người và cũng sẵn lòng cho đi bằng sự chân tình và minh bạch.
       Đó là đôi lời tôi muốn chia sẻ đến tất cả các bạn nhân ngày sinh nhật của mình. Tôi xin chân thành cám ơn tất cả các bạn một lần nữa. Nếu có ai tôi lỡ bỏ sót không Cmt lại trong những lời chúc mừng SN của bạn dành cho tôi, tôi xin các bạn lượng thứ cho.
       Chúc các bạn một ngày mới an lành và vui vẻ trong mùa Xuân mới yêu thương.
(Cóc Tía), Sài Gòn, 25/02/2016

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

TÔI THÍCH NHÀ VĂN DUYÊN ANH.

                                (Ảnh MH: Nguồn internet)
TÔI THÍCH NHÀ VĂN DUYÊN ANH.
       Trước năm 1975 tôi chỉ là cậu bé 14 tuổi. Từ những năm 1971-1975 tôi rất thích đọc các tác phẩm của Duyên Anh. Thật ra với chừng ấy tuổi tác và chừng ấy năm tôi chỉ đọc được một số ít trong hơn 100 tác phẩm mà ông đã sáng tác. Hầu hết những tác phẩm của ông tôi đã đọc, là những sách viết về tuổi thiếu niên.
       Nếu những tác phẩm viết về tuổi thiếu niên đầy ắp những kỷ niệm thơ ấu khi ông còn ở ngoài Bắc như: Thằng Côn, Con Thúy... thì sau này những tác phẩm như Dũng Đakao, Chương còm... lại mô tả về lứa tuổi học sinh ở miền Nam sau năm 1965. Duyên Anh có lối viết văn rất bình dị, rõ ràng, không trừu tượng. Giọng văn mô tả cuộc sống và hiện tượng tự nhiên rất mộc mạc, chân thành. Riêng tôi, ở lứa tuổi học sinh, ăn chưa no lo chưa tới đó, có lẽ tôi thích Duyên Anh ở góc độ khác. Những tác phẩm như Luật hè phố hay Giấc mơ một loài cỏ.. Đó là mặt trái của xã hội được ông nhìn với con mắt rất cảm thông, sâu sắc và đầy tính nhân bản. Tôi thích cách ông mô tả sự trần trụi của những mảnh đời nghèo khổ, bươn chải sống trong sự khắc nghiệt của luật hè phố như một quy luật sinh tồn của cuộc sống loài người. Nhưng sau đó là tính người, tính nhân bản được thể hiện trong những tình huống bất ngờ làm người đọc bị lôi cuốn đến rơi nước mắt.
       Tôi chưa đủ tầm và đủ tuổi để nhận xét hay phê phán về một nhà văn có tuổi đời hơn mình gần một nửa thế kỷ, và tôi cũng chưa đọc hết các tác phẩm của ông. Nhưng tôi chỉ có thể viết lên cảm xúc thật của mình về một số tác phẩm mà tôi đã từng đọc say mê khi còn ngồi trên ghế nhà trường thời tiểu và trung học. Tôi say mê cái thế giới trần trụi, nhọc nhằn mà cũng đầy ắp tình người mà ông mô tả ở đất Sài Gòn trong thời đại đó. Cái góc nhìn của ông thường ít nghiêng về cuộc sống bình thường của những người bình thường, mà ông luôn xoáy sâu vào phía trong, đằng sau những mảng tối của những cuộc đời khổ nghèo, cơ nhỡ vẫn diễn ra hằng ngày trước mắt của ông trên đường phố Sài Gòn. Đó chính là đặc điểm mà tôi rất yêu thích các tác phẩm văn chương của ông.
       Nhận xét về lĩnh vực sáng tác này của Duyên Anh. Tôi thích cách nhận xét của tác giả Nguyễn Vy Khanh:
       "Duyên Anh viết về giới trẻ du đãng, bụi đời có thể đã đáp ứng một thị hiếu của độc giả; nhưng thiển nghĩ ông không viết về tuổi trẻ này hoàn toàn vì thị hiếu cao bồi du đãng để thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ mà ông còn có một mục đích giáo dục, đề cao với một cái nhìn khá từ bi, thông cảm. Khi viết về tuổi thơ, phải công tâm công nhận văn chương tuổi thơ của Duyên Anh khá trĩu nặng đau buồn của quá khứ, mất mát, có ngụ ý, có cả hối hận. Trong khi đó những nhà văn sau ông như Hoàng Ngọc Tuấn, Từ Kế Tường, Đinh Tiến Luyện,… viết về tuổi thơ và tuổi trẻ với một tâm hồn trong sáng hơn. Không khí tiểu thuyết của họ vui và nhẹ nhàng hơn, thực tế hơn mà tình yêu cũng thật sự mộng mơ gần gũi hơn.
       Duyên Anh trong một thời gian dài đã trở thành một hiện tượng văn học vì tác phẩm của ông đã đáp ứng được một phần những nhu cầu của thời đại, những nhu cầu văn hóa, tâm lý, xã hội của đại chúng. Với sự leo thang của chiến tranh, khi xã hội khủng hoảng trầm trọng về văn hóa, đời sống, một số tác phẩm của Duyên Anh với ý hướng giáo dục đã đáp ứng được một số mong đợi. Đừng đòi hỏi ở ông những đáp ứng triết lý siêu hình của thời đại. Duyên Anh chỉ nói tiếng nói của đời sống thường nhật, của những người con, những bậc cha mẹ, những thầy giáo hay những trẻ bụi đời hay thanh niên du đãng. Và ông trung thành với đường hướng đó. Mục đích hay chủ ý trong tiểu thuyết của Duyên Anh cũng dễ nhận ra chứ không phải quanh co, lưỡng nghĩa...."
       Tôi còn thích Duyên Anh một điểm nữa khi ai đó xưng tụng và so sánh ông với những nhà văn khác nổi tiếng đương thời, thì ông nói: “Tôi chưa phải là một nhà viết tiểu thuyết. Tiểu thuyết đúng nghĩa phải xây dựng nhiều tình tiết. Tôi có vài cuốn tạm gọi là tiểu thuyết, còn sau này tôi dùng văn chương để nói những gì muốn nói. (…) Người gọi tôi là tiểu thuyết gia : không đúng. Gọi tôi là nhà văn cũng không đúng. Tôi chỉ là người viết văn”
       Tôi chỉ mới tập tành viết văn hơn 1 năm nay vì có thời gian và vì cuộc sống của tôi đã xảy ra quá nhiều thay đổi. Tôi vừa viết, vừa học hỏi những người có bề dày kinh nghiệm, vì họ là những người đi theo nghiệp văn chương. Những gì tôi viết phần lớn từ cảm xúc thật và như một lời tự sự của mình. Tôi cũng thích khai thác mặt tối của những hiện tượng nhìn thấy hằng ngày quanh cuộc sống của tôi như một sự cảm thông cho những gì đã và đang xảy ra cho chính cuộc đời mình.
       Có lẽ ảnh hưởng phần nào những tác phẩm của Duyên Anh mà tôi đã đọc qua khi còn bé, nên tôi rất thích những chủ đề gói gọn từ những nhân vật nghèo khổ nơi tôi đã sống và những người tôi đã từng đôi lần tiếp xúc, mà khả dĩ qua câu chuyện của nhân vật đó có thể làm thay đổi những ý nghĩ tiêu cực nảy sinh trong cuộc sống nhiều bất trắc xảy ra thường ngày của chúng ta.
       Văn phong của tôi cục mịch , giản dị..vì tôi không có nhiều vốn từ. Tôi chỉ muốn diễn đạt được ý nghĩ của mình sao cho trung thực và đơn giản nhất để nói ra được nội dung chủ đạo mà mình muốn trình bày.
       Cũng vì lẽ đó mà tôi rất vui mừng khi được sự đồng cảm và chia sẻ của các bạn khi một bài viết nào đó, có thể dài hay ngắn mà tôi đăng lên được các bạn vui vẻ đón đọc.
       Bài viết như một lời tâm sự hơi dài nhân sắp đến ngày SN của mình. Xin cám ơn các bạn rất nhiều vì đã chịu khó đọc qua.
(Lê quang Luận), Sài Gòn, 23/02/2016
P/s: Tôi xin trích dẫn đường link từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia phần giới thiệu , tiểu sử , một vài nhận xét và tác phẩm của Duyên Anh để các bạn tham khảo.



 (Ảnh MH: Nguồn internet)


KHÔNG LÀ KHÔNG....

                                (Ảnh MH: Nguồn internet)
KHÔNG LÀ KHÔNG....
       Chàng được coi là người đàn ông Hot nhất trong thị trấn vì sở hữu trong tay mình danh hiệu “người có “cậu ấm” dài nhất. Quả thực với chiều dài 50 cm, thật khó ai có thể phá vỡ được kỷ lục của chàng.
       Tuy nhiên, các cô gái cũng chỉ đứng từ xa ngưỡng mộ chứ không ai dám thử sức mình với cái vật dài đến tận 50 cm đó.
       Chàng lấy làm khổ tâm lắm, bèn khăn gói đến gặp vị phù thủy có tiếng ở vùng bên, hỏi cách làm nó ngắn lại.
       Phù thủy bảo:
       - Việc này không khó. Chỉ cần ngươi gặp được cô gái xinh đẹp nhất thị trấn và đặt cho cô ta đúng 1 câu hỏi. Mỗi lần cô ta trả lời “Không” thì của ngươi sẽ ngắn đi được 10 cm.
       Chàng trai vui mừng khôn xiết, lạy phù thủy ba lạy rồi nhanh chóng về thị trấn tìm gặp người con gái xinh đẹp nhất.
       Chàng hỏi nàng:
       - Tối nay đi chơi cùng anh nhé?
       - Không! – Nàng trả lời.
       Thật kỳ diệu, cái của chàng đã ngắn đi 10 cm y như lời phán.
       Nhưng xem ra 40 cm vẫn là ngoại cỡ. Chàng lại hỏi:
       - Em gái xinh đẹp tối nay vui vẻ cùng anh nhé!
       - Không! – Nàng gằn giọng.
       Của anh ta lại ngắn đi 10 cm.
       Nhưng 30 cm xem ra vẫn cồng kềnh. Chàng háo hức nghĩ đến con số 20 vừa vặn, bèn hỏi lại nàng một lần nữa. Nàng cáu tiết quay lại:
       - Không, tôi đã nói Không là Không mà cứ hỏi hoài?...
-ST-

CHUYỆN VẶT THÔI MÀ?...


CHUYỆN VẶT THÔI MÀ?...
       Sáng ra mở cửa nhà, tự pha cho mình một ly cà phê. Đang ngồi một mình thưởng thức và lướt facebook. Một cu cậu là sinh viên của trường Đại học Công nghệ Sài gòn ở gần nhà ghé đến đặt đít ngồi bên cạnh. Sau khi chào hỏi xã giao với mình xong, cu cậu bắt chuyện:
       - Chú có xem chương trình S - Việt Nam phát sóng trên kênh VTV1 tối 19-2 không hả chú?
       - Không! Cả hai năm nay chú không xem ti vi. Có gì hay trên đó mà xem hả cháu?-Tui hỏi lại nó.
       - Có chú à! Buồn cười cho cái đài truyền hình ba trợn ghê. Biên tập lên sóng cho hàng triệu người VN xem mà cứ như đùa?...
       - Là dzụ gì nữa đây?- Mình làm bộ thắc mắc tuy đã xem qua hai ngày nay trên mạng.
       - Thì cái vụ con nhỏ MC người Việt lại trả lời câu hỏi của ông ngoại quốc khi ông ấy hỏi rằng: "“Đố em biết vị tướng nào của VN đã đánh thắng quân Nguyên Mông 3 lần và đã có một trận chiến lẫy lừng trên sông Bạch Đằng?”. Vậy mà cô ta trả lời ngay rằng: "Chắc chắn đó là Ngô Quyền rồi, điều này thì người Việt Nam nào cũng biết”(**)
       Mình giả bộ không biết gì ngơ ngác hỏi:
       - Nó trả lời thế thì đã sao chứ?
       Nó trố mắt nhìn mình như nhìn người ngoài hành tinh:
       - Trời! Là cháu học sử thấy Ngô Quyền chỉ đánh tan quân Nam Hán trong trận Bạch đằng năm chín trăm mấy chục gì đó thôi, còn Trần hưng Đạo mới đánh thắng quân Nguyên Mông tới 3 lần cũng trên sông Bạch Đằng đó chú à!...
       Vẫn nét mặt bình thản, tui nói cà tửng:
       - Vậy thì sao chứ? Chuyện nói lộn trên ti vi là bình thường thôi mà? Trứng vịt kia còn lộn nữa mà huống chi là chuyện nói lộn.
       Thằng nhỏ nghe tui trả lời trớt quớt tỉnh queo, cái mặt nó đỏ bừng gân cổ cãi lại:
       - Chú cứ nói mắc cười ghê. Thà là dân thường như chú, không biết gì thì nói sao cũng được. Đằng này là truyền thông!... Là truyền thông, chú hiểu chưa?...Không thể chấp nhận lối làm việc tắc trách xem thường khán giả như vậy được?...Nó lại còn dám nói người Việt nào cũng biết nữa chứ. Biết cái đầu nó thì có?..hừ..
       - Mệt cháu quá. Dù cho giặc Nam Hán, Nguyên Mông hay nữa mông... gì gì đó, thì cũng là giặc phương Bắc Trung Quốc cả mà. Nói sao chả được?...
      Nó lắc đầu ra vẻ bất mãn khi nói chuyện với ông già không am hiểu lịch sử, thời sự chi cả, nói gở gạt câu cuối:
       - Nói chuyện như chú thì cháu cũng bó tay chấm com luôn. Lịch sử là phải phản ánh đúng sự thật, không thể chấp nhận chuyện do nhầm lẫn hay... ngu dốt ở đây được, hơn nữa lại là chương trình phát sóng truyền hình?...
       Thấy nó bức xúc dữ quá, tui nói như vỗ về:
       - Thôi cháu à! Bức xúc ba cái chuyện vớ vẩn thường ngày ở Huyện đó làm gì. Lo mà chú tâm vô việc học đi cháu. Ví như chuyện đuốc sống Lê văn Tám là nhân vật có thật đâu nờ, chỉ là hình tượng do ông GS sử học Trần Huy Liệu(*) chế ra để kích thích tinh thần dân tộc đấu tranh chống Mỹ, mà người ta còn đưa vào lịch sử để cho cháu học để cháu yêu nước, yêu CNXH ưu Việt nữa kìa. Vậy thì chuyện nói lộn quân này ra quân kia cũng chỉ là chuyện vặt thôi nhóc con à!...
       Thằng nhỏ nghe tui nói xong, gãi đầu gãi tai, đứng dậy bỏ đi một nước không thèm chào hỏi chi cả.
(Cóc Tía), Sài Gòn, 22/02/2016

CÒN KHÔNG BIẾT HƯỞNG!?...

                                (Ảnh MH: Nguồn internet)
CÒN KHÔNG BIẾT HƯỞNG!?...
       Lấy nhau được ít lâu, nàng mới biết thực ra chồng mình chẳng có tài cán gì.
       Mọi việc trong nhà, nàng đều một thân gánh vác. Đánh vật với cuộc sống ở thị thành không xong, hai vợ chồng dọn về một làng chài ven biển tìm kế sinh nhai.
       Chắc vì thiếu kinh nghiệm nên nàng không đánh cá được nhiều như người ta. Cực chẳng đã, nàng khóc lóc với chị hàng xóm:
       - Chị ơi, có bí quyết gì không chỉ cho em với, nhà em chỉ ăn hại thôi, mình em mưa nắng kiếm ăn mà không đủ. Sức vóc em không thiếu nhưng mỗi tội không biết đánh cá chỗ nào cho được nhiều cả.
       Chị hàng xóm chép miệng:
       - Có gì đâu, cứ mỗi sáng dậy, tôi nhìn cái của nợ của lão chồng, nó ngoẹo sang hướng nào thì đi đánh cá hướng ấy.
       Nàng về nhà làm theo, quả nhiên đánh được nhiều cá, nàng lấy làm vui mừng lắm. Được ít hôm, nàng lại chạy sang than thở:
       - Chị ơi, nhưng có hôm cái của nợ ấy nó chỉ thẳng lên giời, em chẳng biết là nên đi theo hướng nào cả, hu hu, sao em khổ thế…
       Chị hàng xóm cười khẩy:
       - Phải gió nhà chị, hôm nào nó dựng đứng lên thế thì ở nhà chứ đi đánh cá làm gì nữa! Rõ là phước nhà chị mà không biết hưởng!
-ST-

TRỊNH CÔNG SƠN, TÀI HOA VÀ PHONG CÁCH.

                                (Ảnh MH: Nguồn internet)
TRỊNH CÔNG SƠN, TÀI HOA VÀ PHONG CÁCH.
       Tôi là một người vô danh nhưng có cái may mắn rất lớn là được gặp gỡ và làm bạn với Trịnh Công Sơn. Trong nhiều người tôi biết, có những người rất giỏi nhưng lại kém cỏi về nhân cách. Còn anh Sơn không chỉ là người tài hoa mà còn là một bậc hiền nhân khiến nhiều người mến mộ.
       Ngoài gia đình, anh Sơn luôn sắp xếp cho mình một trật tự bất biến. Ấy là tình bạn đặt trên tình yêu như có lần anh đã từng nói “Không có một tiếng kèn mầu nhiệm nào lôi kéo được tình yêu khi mà nó bỏ ta đi. May thay trên cuộc đời này còn có tình bạn. Dù tình bạn đôi khi bội bạc nhưng không nhiều…” Trịnh Công Sơn rất quý bạn. Trong căn nhà số 47C Phạm Ngọc Thạch (đường Duy Tân cũ) không bao giờ thiếu vắng bạn bè. Dù ăn rất ít nhưng anh luôn chuẩn bị những mâm cơm thật đầy, không chỉ đủ dinh dưỡng mà còn hài hòa, hấp dẫn về màu sắc.
       Anh Sơn rất quan tâm đến bạn, quan tâm thầm lặng mà chân thật. Tôi ở với vợ bao nhiêu năm nhưng có khi vợ tôi không biết mỗi bữa tôi thường ăn mấy chén cơm. Thế mà anh Sơn biết, ngày nào ăn cơm chung mà tôi ăn ít hơn, anh Sơn hỏi ngay “sao hôm nay toa ăn ít vậy? Anh Sơn còn biết bạn thích món gì, khẩu vị ra sao. Những điều đó dường như rất nhỏ nhặt nhưng nếu không có tình cảm chân thành sao có thể quan tâm bạn mình đến vậy?
       Chơi với bạn anh Sơn cũng luôn giữ một tấm lòng son sắt. Khi ông Lưu Kim Cương – một sĩ quan không quân Ngụy quyền mất, Trịnh Công Sơn đã viết tặng bài “Cho một người nằm xuống”. Nhiều người nói rằng Trịnh Công Sơn thuộc phe nọ, phe kia khi viết bài hát này hay các bài hát phản chiến khác. Anh Sơn cũng chưa bao giờ phân trần hay thanh minh gì. Nhưng tôi cho rằng Trịnh Công Sơn luôn đứng trên các xu hướng chính trị. Đơn giản là anh chỉ yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam, mong ước hòa bình và làm những điều mình cho là đúng. Điều đó là phi chính trị. Huống chi, Lưu Kim Cương đã từng cưu mang, bảo bọc anh Sơn trong những ngày trốn lính khốn khổ. Dù người đó là ai, làm gì vẫn là bạn của ta. Vậy nên có lạ đâu khi Lưu Kim Cương mất anh Sơn đã viết tặng bài hát như vậy.
       Với tình yêu, anh Sơn là người yêu rất nhiều, rất nồng nàn. Có nhiều người đã đến rồi bỏ anh ra đi. Có những người đã khiến anh nằm liệt giường mấy tháng trời, người nhà phải mang cơm vào tận phòng. Thế nhưng, ngay cả với những người gắn bó nhất Trịnh Công Sơn tuyệt nhiên chưa bao giờ trách móc bất kỳ người phụ nữ nào. Trong tình yêu anh Sơn là một người bao dung đến lạ kỳ:
       Yêu em yêu thêm tình phụ
       Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ…
       Có lần tôi hỏi sao anh lại từ bi đến vậy? Anh hóm hỉnh “không từ bi với người ta thì làm được gì?”
       Không chỉ bao dung trong tình yêu, Trịnh Công Sơn còn vị tha và nhân ái với tất cả những người đã gặp. Anh không bao giờ biết giận ai, mặc cho bao người gièm pha, ganh tị. Thái độ thứ tha tất cả của anh làm lu mờ mọi tị hiềm, sân si, hồ như xung quanh anh toàn những người đáng yêu, đáng trọng.
       Nhắc đến Trịnh Công Sơn không thể nào không nhắc đến rượu và thuốc lá. Có lẽ anh chỉ không hút thuốc và uống rượu lúc đi tắm và đi ngủ. Trịnh Công Sơn cũng có nết uống rượu rất lạ. Anh có thể uống từ 10h sáng cho đến khuya, uống từng chút một, không bao giờ say mà rất tỉnh táo. Trong nhà lúc nào cũng để trên bàn 4,5 chai rượu. Bạn bè đến uống từ từ, không “zô” 100% mà cũng không ép buộc, ai uống được bao nhiêu rót bấy nhiêu. Cứ thấy vơi là anh lại nhấc máy lên gọi đến hàng rượu của cô Thúy ở chợ Tân Định “Thúy, em mang cho anh một chai”. Nghe như vậy cô ấy biết ngay phải mang loại rượu nào, đến đâu. Tôi vẫn thường đùa với bạn bè “có lẽ đó là số điện thoại mà anh Sơn nhớ nhất vì một ngày gọi đến 2, 3 lần”.
       Trước khi mất 1 năm, sau khi phải ra vô Chợ Rẫy 2,3 lần vì đau khớp, tiểu đường và bệnh gan. Bác sĩ buộc anh Sơn phải bỏ một trong hai thứ hoặc rượu hoặc thuốc lá. Anh chọn bỏ thuốc vì rằng “thuốc thì có thể hút một mình chứ rượu thì không thể thiếu bạn”. Và trước ngày mất ít ngày, trong một lần trò chuyện tôi hỏi anh thèm gì, anh bảo “thèm một điếu thuốc…” Nhưng lúc ấy anh mệt quá rồi, đâu còn hút được nữa.
       Anh Sơn cũng là một người đặc biệt dí dỏm, hóm hỉnh, thích kể và nghe kể chuyện cười. Mà đặc biệt là những chuyện mà chúng ta thường hay gọi là chuyện “mặn”. Những giờ phút ở cạnh anh Sơn, tôi như thấy lòng bình yên đến lạ ngay cả khi chúng tôi chỉ im lặng uống rượu.
       Lần cuối cùng tôi gặp anh Sơn là khoảng thời gian sau tết âm lịch năm 2001. Anh Sơn đã ốm nặng lắm rồi. Anh không tiếp khách và từ chối gặp phụ nữ. Nhưng khi Hồng Nhung đến chào để đi diễn ở Úc thì anh gặp. Hôm đó chúng tôi cùng ăn trưa. Tôi không nhớ anh Sơn đã nói gì hoặc có thể chúng tôi chẳng nói gì cả như những phút giây im lặng mà chúng tôi thường vẫn chia sẻ cùng nhau. Hồng Nhung đi được một ngày thì anh đau nặng phải vô bệnh viện. Đến 12h45p ngày chủ nhật 1/4/2001 thì Trịnh Công Sơn mất. Lúc đó Hồng Nhung đang ở Úc vội bay về dự đám tang rồi lại phải bay qua vì hợp đồng biểu diễn đã ký. Còn tôi đang ở Biên Hòa nhận được điện của Tịnh (Trịnh Xuân Tịnh em trai nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) thì vội về ngay.
       Dẫu biết rằng, cái chết của anh Sơn là điều không thể tránh khỏi, đã được báo trước. Nhưng tôi vẫn thấy vô cùng hụt hẫng và mất mát. Ngày viếng anh Sơn, cả con ngõ 47 này, vòng hoa xếp thành hai ba lớp. Hàng người yêu mến anh đến viếng, sắp thành những hàng dài và chỉ kịp đi ngang qua linh cữu cúi chào chứ không đủ thời gian để thắp một nén hương. Và như thần giao cách cảm, khi cả nhà đang không biết phải xây mộ cho anh thế nào thì lúc dọn dẹp phòng anh vô tình thấy được bài viết về “mộ” mà anh viết cho tạp chí Nhà Đẹp. Trong đó anh nói rằng mộ nên được xây như công viên, để người ta có thể đến vui chơi, picnic, để người chết và người sống có thể gần gũi nhau. Vì thế, bên cạnh mộ bà ngoại và mẹ ở nghĩa trang Gò Dưa, mộ anh Sơn được xây bằng phẳng, chỉ có những cây hoa và bức tượng đúng như khung cảnh công viên, rất đẹp.
       Mỗi ngày 1/4, chúng tôi dù bận rộn đến đâu vẫn thu xếp đến nhà anh. Mà không phải cứ ngày sinh nhật hay ngày mất của anh, chúng tôi mới tụ họp. Căn nhà này đã quá quen thuộc và hình bóng của anh vẫn còn vương vấn đâu đây. Với tôi, Trịnh Công luôn là một người bạn, người thầy lớn mà tôi đã may mắn gặp gỡ trong đời. Trịnh Công Sơn một con người rất mực tài hoa và nhân cách.
Nhà báo: Huỳnh Phi Long
Nguồn : http://www.yan.vn

                               (Ảnh MH: Nguồn internet)

VÀI BÀI HỌC TRONG KINH DOANH (Phần 2)

                               (Ảnh MH: Nguồn internet)
VÀI BÀI HỌC TRONG KINH DOANH (Phần 2)
       Bài học số 1
       Chàng yêu nàng từ thuở nàng mười lăm mười sáu tuổi. Cả hai lén lút đi lại, quan hệ, quậy gia đình, trốn nhà đi, dọa chết nếu không được chấp nhận. Nếu quan hệ ấy kéo dài một năm, được gọi là phạm pháp, dụ dỗ trẻ vị thành niên, có nguy cơ ra tòa thụ án. Nếu mối tình ấy kéo dài ba năm, được gọi là yêu trộm, tình yêu oan trái. Nếu mối tình kéo dài sáu bảy năm, sẽ được gọi là tình yêu đích thực, vượt núi trèo đèo qua bao khó khăn để yêu nhau.
       Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm được trong… bao lâu!
       Bài học số 2
       Một tu-sĩ nam ngỏ ý mời tu-sĩ nữ đi chung xe. Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ. Nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ. Một lần nữa nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam thẹn quá: “xin lỗi nữ, tôi trần tục quá”. Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi.
       Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: “Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn nữa, con sẽ tìm thấy hào quang.”
       Bài học xương máu: Nếu anh không nắm rõ thông tin trong công việc của mình anh sẽ bỏ lỡ 1 cơ hội lớn.
       Bài học số 3
       Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác!
       Kết luận: Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!
       Bài học số 4
       Hai con bồ câu trống và mái tha hạt thóc về đầy tổ, cả hai rất ư hạnh phúc. Gặp mùa khô hanh, hạt thóc ngót lại. Con trống thấy tổ vơi đi liền trách con mái ăn vụng. Con mái cãi lại liền bị con trống mổ chết. Mấy hôm sau mưa xuống, hạt thóc thấm nước và nở to ra. Bồ câu trống ngẩn tò te.
       Bài học rút ra: “thịt” nhân viên một cách hồ đồ không làm bạn trông thông minh hơn.
       Bài học số 5
       Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Đức vua băng hà.
        Bài học rút ra: trao quyền cho những kẻ không có năng lực thì luôn phải cảnh giác.
       Bài học số 6
       Quạ thấy chó ngậm khúc xương quá ngon, bèn đánh liều lao xuống mổ vào đầu chó. Bị bất ngờ, chó bỏ chạy để lại khúc xương. Quạ ngoạm lấy khúc xương nhưng nặng quá không tha nổi. Chó, sau khi hoàn hồn, thấy kẻ tấn công chỉ là con quạ nên quay lại táp một cú, quạ chết tươi.
       Bài học rút ra: đừng chiếm thị trường nếu bạn biết là không giữ được nó.
       Bài học số 7
       Ba con thú dữ là sói, gấu và cáo thay nhau ức hiếp đàn dê. Dê đầu đàn bèn nói với cả bầy: “Ta nên mời một trong ba gã sói, gấu hay cáo làm thủ lĩnh của chúng ta”. Cả đàn dê bất bình, nhưng ba “hung thần” nghe tin này rất mừng. Thế là chúng quay sang tranh giành nhau quyền lãnh đạo, cuối cùng cáo dùng bẫy hại chết được sói và gấu. Nhưng rồi một mình nó không còn ức hiếp đàn dê được nữa.
       Bài học rút ra: hãy thận trọng khi nghe tin bạn sắp được làm sếp!
       Bài học số 8
       Một con gà tây trò chuyện với một con bò:
       “Giá mà tôi có thể bay lên ngọn cây kia thì thích quá, nhưng tôi không đủ sức”, gà tây thở dài.
       “Được rồi, tại sao bạn không nếm tý phân của tôi nhỉ? Nó có nhiều chất bổ lắm đấy”, bò trả lời . Gà tây mổ ăn phân bò và nó thấy quả là nó đã đủ sức bay lên cái cành thấp nhất. Ngày hôm sau, ăn thêm phân bò, nó bay lên được cành thứ hai. Cuối cùng, sau đêm thứ tư, gà tây khoái chí lên tới được ngọn cây. Nó lập tức bị một nông dân phát hiện, anh này bắn nó rơi xuống đất.
       Bài học xương máu: sự ngu ngốc có thể đưa bạn lên đỉnh cao nhưng không thể giữ bạn ở đó mãi.
(ST)

VÀI BÀI HỌC TRONG KINH DOANH (Phần 1)

                               (Ảnh NH: Nguồn internet)
VÀI BÀI HỌC TRONG KINH DOANH (Phần 1)
       Bài học số 1
       Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt.
       Kết luận: Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.
       Bài học số 2
       Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?”
Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”
       Kết luận: Một nhà kinh doanh tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng ngất ngây.
       Bài học số 3
       Ông chồng đi tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, đúng lúc chuông cửa reo. Vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở thì ra là ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì Bob bảo: tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra . Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob. Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà.
       - Vào đến phòng tắm, chồng hỏi: Ai đấy em?
       - Vợ: ông Bob hàng xóm.
       - Chồng: Tốt. thế hắn có nói gì đến số tiền 800 đô hắn nợ anh không?
       Bài học xương máu: Nếu anh trao đổi thông tin tín dụng với cổ đông của mình kịp thời thì anh đã có thể ngăn được sự “phơi bày”.
       Bài học số 4
       Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh.    Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilette, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy: “Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”. Ngay từ ngày hôm sau, toilette nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa.
       Kết luận: Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng.
       Bài học số 5
       Một nhân viên bán hàng, một thư ký hành chính và một sếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau, họ bắt được một cây đèn cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo: “Ta cho các con mỗi đứa một điều ước”. Tôi trước! Tôi trước! – Cô thư ký hành chính nhanh nhảu nói: Tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời. Vút. Cô thư ký biến mất. Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: Tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm. Vút. Anh nhân viên bán hàng biến mất. Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý. Ông quản lý nói: tôi muốn hai đứa ấy có mặt ở văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.
       Bài học xương máu: luôn luôn để sếp phát biểu trước.
       Bài học số 6
       Một con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. Con thỏ nhìn thấy thế hỏi: Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không? Ðại bàng trả lời: Được chứ, sao không. Thế là con thỏ ngồi xuống gốc cây nghỉ ngơi. Bỗng dưng một con cáo xuất hiện, vồ lấy con thỏ mà ăn thịt.
       Bài học xương máu: để được ngồi không mà chẳng cần làm gì, anh phải ngồi ở vị trí rất cao.
       Bài học số 7
       Một nàng cave, nếu ngủ với thợ thuyền hoặc lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu ngủ với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu ngủ với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng.
       Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai!
       Bài học số 8
       Một con chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét. Trời lạnh quá con chim bị lanh cứng và rơi xuống một cánh đồng lớn. Trong lúc nó nằm đấy, một con bò đi qua ỉa vào người nó. Con chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng nó đang ấm dần. Ðống phân đã ủ ấm cho nó. Nó nằm đấy thấy ấm áp và hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. Một con mèo đi ngang, nghe tiếng chim hót liền tới thám thính. Lần theo âm thanh, con mèo phát hiện ra con chim nằm trong đống phân, nó liền kéo con chim ra ăn thịt.
       Bài học xương máu:
       1. không phải thằng nào ỉa vào người mình cũng là kẻ thù của mình
       2. không phải thằng nào kéo mình ra khỏi đống cứt cũng là bạn mình
       3. và khi đang ngập ngụa trong đống cứt thì tốt nhất là ngậm cái mồm lại.
(ST)

VỢ ÔNG "TÉ" BA LẦN...

                                                     (Ảnh MH: Nguồn internet)
VỢ ÔNG "TÉ" BA LẦN...
      Có một ông linh mục già về coi một xứ đạo: Khi ra toà giải tội, ông nghe nhiều tín đồ xưng tội ngoại tình!! Chán con chiên quá bê bối… Ông bèn giảng trên nhà thờ rằng: Kể từ hôm nay nếu tôi còn nghe ai xưng tội ngoại tình thì tôi sẽ bỏ xứ đạo này về lại nhà dòng...
      Hội đồng giáo xứ bèn triệu tập giáo dân tìm biện pháp...Cuối cùng họ đồng ý là hễ ai phải xưng tội ngoại tình thì cứ nói là bị... té !!
      " -Thưa cha con bị té... bốn lần chẳng hạn..." Rồi thời gian trôi qua… vị linh mục già chẳng còn phải nghe hai chữ "ngoại tình" nữa nên cả xứ vui vẻ… ai đi thì cứ đi… ai té thì cứ... té !
      Thời gian trôi qua… rồi vị linh mục già qua đời… một vị linh mục trẻ khác về thay thế... Một hôm vi linh mục trẻ hỏi ông chủ tịch Hội đồng giáo xứ : "Này ông chủ tịch, xứ ta đường xá thế nào mà giáo dân cứ bị té hoài vậy?"
      Ông chủ tịch không nín được cười, ông định nói chuyện này với linh mục mới nhưng chưa có dịp...Thấy ông chủ tịch cứ nhăn răng cười mãi. Vị linh mục trẻ bực mình gắt:
      “- Ông cười cái gì ? Tuần rồi vợ ông nói là bị té ba lần rồi đó !!"
P/s: mẫu chuyện vui copy từ fb của Hieu Phung (Người gom gió)

ĂN CÁI GÌ, BỔ CÁI ĐÓ!?...


ĂN CÁI GÌ, BỔ CÁI ĐÓ!?...
      Từ ngày Mùng 1 Tết đến giờ toàn ăn bánh tét với bánh chưng, ớn tới não.
      Sáng nay định bồi dưỡng một chút. Bước vô một quán bò né trên góc đường CMT8 của một nhóm thanh niên trẻ mới khởi nghiệp, ăn ủng hộ chúng.
      Vừa đặt đít ngồi xuống chiếc ghế thấp. Một em gái bước đến đưa menu kèm giọng nói như gió thoảng:
      - Dạ! Chú dùng món chi ạ?...
      - À!...Chú đang suy dinh dưỡng, em cho chú món gì chú đang thiếu...đều ok cả!..Hihi
      - Dạ! Chú đợi em một chút ạ!...
      Ngồi đợi trong một nốt nhạc, em nó mang ra dọn cho một bàn gồm có: Một cái trứng gà ốp la, một miếng thịt bò mỏng như lá lúa đang bốc hơi nghi ngút, kèm theo đĩa rau xà lách.
      Thì ra nó nghĩ mình thiếu trứng nên cho ăn trứng để bổ trứng. Thấy mình đói quá bò vào quán nên dọn bò để dễ bò... Còn món xà lách có khuyến mãi kèm theo mấy sợi tóc. Có lẽ cô bé thấy mình đầu hói, ít tóc quá nên cho ăn tóc để bổ tóc chăng!?...
      Tụi nhỏ thời nay thiệt là thông minh và nhanh nhạy gứm!...kkk
Cóc Tía, Sài Gòn, 19/02/2016



NGHIỆP QUẢ...


NGHIỆP QUẢ...
       Sáng sớm, ngày mùng 9 Tết. Mình mở cửa, tự pha một ly cà phê ngồi nhấm nháp và suy nghĩ mông lung. Ngoài đường, nơi mình sống, mặc dù đã hết Tết nhưng vẫn rất vắng vẻ. Thỉnh thoảng vài phút mới có một một hai chiếc xe gắn máy phóng vụt qua rồi trả lại sự im lặng vốn có của khu phố.
       Từ xa, mình trông thấy một cụ già chống gậy đang đi đến chỗ mình ngồi. Trên tay cụ cầm một xấp vé số. Cụ mặc trên người một chiếc áo sơ mi trắng đóng thùng trong một chiếc quần tây đã cũ nhưng rất sạch sẽ. Trên đầu cụ là chiếc mũ phớt sậm màu. Dáng dấp của cụ cao tầm trung bình, hơi gầy một chút. Mới thoạt nhìn khuôn mặt cụ khá sáng. Nhìn dáng đi chậm rãi, từ tốn và cách ăn mặc lịch sự, sạch sẽ của cụ...người ta dễ liên tưởng đến hình ảnh một ông giáo già đang đi dạo nếu không nhìn thấy chiếc túi nhỏ đeo bên mình và tập vé số trên tay.
       Đến trước mặt mình, cụ gật đầu chào và cất tiếng:
       - Cháu mua giúp ông vài tờ vé số?...
       Đó là một giọng miền Trung, gãy gọn và rõ ràng chứ không quá nặng như những người gốc Tuy Hòa, Phú Yên khác. Mình chào lại cụ, cầm xấp vé số và mời cụ ngồi ở chiếc ghế bên cạnh. Vừa chọn vài tờ vé số mình vừa hỏi chuyện:
       - Chú quê gốc ở đâu vậy? Bán được nhiều chưa chú?...
       - Chú ở Tuy Hòa, vô đây bán vé số gần một năm. Bán từ chiều hôm qua đến giờ được gần 100 tờ rồi cháu.
       - Ồ! Vậy chú ở cũng gần quê của cháu. Cháu gốc Bình Định...hihi...mà chú già rồi, con cháu của chú đâu để chú phải vất vả quá vậy?
       Nở một nụ cười hiền lành trên môi. Cụ trả lời giọng nhẹ và đều đều:
       - Chú nay đã 81 tuổi. Con cái của chú đều đã lập gia đình cả rồi. Tụi nó cũng khổ lắm. Trước đây, chú là giáo viên từ trước năm 1975. Chú còn sức khỏe, còn đi lại được nên tự mình kiếm sống qua ngày, không muốn nhờ vả đứa nào cả?...vả lại, chính nhờ mỗi ngày đi bộ nhiều cũng có lợi cho sức khỏe của mình và nghề nào kiếm tiền chính đáng cũng đều tốt cả cháu à!
       - Dạ! Tết này cháu thấy cụ vẫn đi bán vé số. Cụ không về quê ăn Tết sum vầy cùng con cháu à?...
       Thoáng một chút buồn buồn trên khuôn mặt còn khá trẻ so với tuổi 81. Cụ như nói với chính mình:
       - Cũng muốn về nhà với con cháu cho vui vẻ ba ngày Tết, nhưng vé Tết mắc quá và khó mua. Thôi thì gắng ở lại bán mấy ngày Tết kiếm thêm một ít nữa, chờ qua Tết vé xe rẻ hẳn về. Bán hôm nay nữa rồi ngày mai mùng 10 chú về quê luôn, không vào đây nữa cháu à!
       Lại một cảnh đời khốn khổ nữa giữa đất Sài thành. Mình không muốn hỏi gì thêm. Mua cho cụ 10 tờ vé số xong mình nói:
       - Dạ! Cháu chúc chú một năm mới khỏe mạnh, an lành. Mong chú ăn Tết muộn vui vẻ với con cháu ạ!
       - Thật là quý hóa quá! Cám ơn cháu. Bán vé số cả năm ở đây chú vẫn thường gặp được những người tử tế...Chú chúc cháu và gia đình năm mới khỏe mạnh và làm ăn phát đạt nhé!
       Cụ chậm rãi đứng lên và vui vẻ chụp với mình một pô hình làm kỷ niệm. Chiếc gậy, cái túi xách bên hông và xấp vé số trên tay còn lại. Cụ giáo già lê bước trong buổi bình minh trong trẻo và êm ả của những ngày sau Tết.
       Nhìn theo dáng đi của cụ và nghe những lời tâm sự ngắn ngủi. Mình bỗng dưng hiểu ra một điều: Học rộng, hiểu nhiều chưa hẳn sẽ là người thành đạt và có cuộc sống an nhàn lúc về già. Tất cả còn phụ thuộc vào "nghiệp quả" của mỗi người. Như một câu nói mình vẫn thường nghe"Tài không qua số"!...
       Đừng bao giờ nghĩ rằng sự bất hạnh sao cứ giáng xuống đầu của chúng ta, mà hãy vui vẻ bằng lòng với hiện tại. Vì ai cũng có nỗi khổ của riêng mình, không ai giống ai cả!....
(Lê quang Luận), Sài Gòn, 19/02/2016