Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

BÁNH KHỌT"GỐC VÚ SỮA"CỦA CÔ BA VŨNG TÀU...


BÁNH KHỌT"GỐC VÚ SỮA"CỦA CÔ BA VŨNG TÀU...
       Ở Vũng Tàu có một quán ăn rất lụp xụp, nhưng khá nổi tiếng. Đó là quán bánh khọt mang tên Gốc Vú Sữa. Quán này nằm trên đường Nguyễn trường Tộ, p2, tp Vũng tàu.
       Quán có mặt tiền khá rộng, tầm 7 mét chiều ngang và sâu chừng 10 mét. Nếu không vì sự nổi tiếng của thương hiệu bánh khọt cô Ba "Gốc Vú Sữa"...thì có lẽ quán chẳng có gì đặc biệt ngoài sự bầy hầy, lụp xụp và cũ kỹ của nó. Nhưng ở đây, các bạn muốn thưởng thức món đặc sản này vào những ngày nghĩ, thì phải xếp hàng lấy số thứ tự như đi khám bác sĩ tại những phòng mạch tiếng tăm ở Sài Gòn cơ đấy...hehe.
       Để Cóc Tía miêu tả và tường thuật lại cho các bạn nào chưa biết quán này nghe chơi nhá!?...
       Thật ra, như các bạn đã biết. Bánh khọt là món ăn dân dã đã có từ lâu rất phổ biến ở miền Trung Nam bộ. Ở miền Trung thì tên gọi là bánh căn.
       "Bánh căn là một loại bánh phổ biến ở vùng Nam Trung Bộ, ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Bánh căn có hình dáng gần với bánh khọt ở các tỉnh phía Nam, nhưng cách làm hoàn toàn khác. Nếu như bánh khọt là loại bột gạo "chiên" (vì có dùng dầu mỡ) thì bánh căn là loại bột gạo "nướng". Làm bánh căn thường phải có khuôn đúc đặc biệt, thường làm bằng đất nung, và có nhiều lỗ tròn để đặt khuôn. Vì bánh căn nhỏ nên thường tính theo cặp chứ không theo cái, ở giữa có thể quét mỡ hành hoặc đổ trứng. Bánh căn thường ít được dọn cùng rau sống ăn lá, mà thường ăn kèm với xoài xanh bào sợi, hành tây, dưa leo băm sợi.
       Nước chấm đi kèm theo thường là nước mắm pha loãng, tỏi, ớt... hoặc nước cá kho (thường là cá nục), khi dùng thường nhúng nguyên bánh vào nước chấm. Nước chấm có thể bỏ thêm xíu mại, mỡ hành để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.
       Không ai biết bánh căn có từ bao giờ, nhưng xuất xứ của nó là ở Ninh Thuận, là một món ăn của người Chăm tại đây. Qua thời gian, người Việt đã học hỏi và sáng tạo thêm nhiều cách thức mới, làm món ăn này thêm đặt sắc hơn, như ăn với nhiều loại nước chấm hơn, thêm vào bánh nào là tôm, mực, trứng"...(theo Wikipedia)
       Khi Cóc Tía đến trước quán bánh khọt Gốc Vú Sữa của cô Ba Vũng Tàu cũng tầm hơn 16h chiều. Tại đây đang đông nghẹt khách. Ngoài số lượng khách đang ngồi xơi trong quán (khoảng trên dưới 100 người) trong không khí ngột ngạt bởi hơi dầu bốc lên từ 3 chảo bánh lớn có trên 10 người đang nhễ nhại mồ môi ngồi đổ bánh, thì ngay cạnh lối ra vào là từng tốp du khách đang đứng xếp hàng đợi đến lượt. Mới thoạt nhìn, Cóc Tía hơi bất mãn, nhưng vì cố ăn một lần cho biết nên chứng kiến cách sắp xếp của những nhân viên nam trong quán cũng hợp lý. Điều này tránh đi sự giành giật, chen lấn chỗ ngồi của nhiều đoàn khách khác nhau.
       Sau khi đã ổn định chỗ ngồi. Tuy khách rất đông, nhưng Cóc Tía thấy nhân viên ở đây phục vụ khá công bằng và khoa học nên không phải đợi lâu. Một đĩa bánh khọt 10 cái, được bán với giá 50 ngàn. Theo CT nhận xét thì bánh khọt cô Ba cũng bình thường nếu không muốn nói là hơi quá béo vì bánh ngập trong dầu mỡ. Nước chấm cũng không ngon lắm vì quá ngọt, thiếu đi độ mặn. Chỉ có một điều khác biệt là trên mỗi chiếc bánh khọt, nhân của nó là một con tôm tươi rói, to tổ chảng, thịt dẽo quẹo và ngọt lịm khi được cuốn trong lá cải xanh kèm với rau diếp cá và rau quế...chấm vào chén nước mắm ngọt có pha lẫn ít ớt xay và đu đủ bào chua ngọt. Nhai đến đâu nghe mùi thịt tôm tươi ngọt lịm đến đó..chẹp..chẹp...Gặp lúc đang đói nên CT "quấc" gần 2 đĩa, no cành hông luôn..hehe...còn với những người phụ nữ bình thường có lẽ họ không dùng nhiều được vì độ béo của dầu mở trong mỗi chiếc bánh ở đây.
       CT nghĩ rằng quán bánh khọt cô Ba Vũng Tàu đông khách là do thời vận và thương hiệu "Gốc Vú Sữa" nhiều hơn là nhờ mấy con tôm tươi ở xứ sở vùng biển đầy tôm cá này...và có lẽ quán vẫn giữ được khách cho đến nay bởi vì bà chủ quán ấy không biết "chửi" thực khách của mình, như những quán ăn đông đúc "cháo chửi" ngoài HN, trước lượng khách có"tâm hồn ăn uống" nhưng lại cực kỳ khó tính của miền Nam trong văn hóa ăn uống từ bao đời nay.
       Bước ra khỏi quán, một cô bạn chép miệng: Chỉ cần vậy thôi:"Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh".
       Mình ậm ừ trong tiếng thở ta vì no tức bụng:
       - À....ừm....
(Cóc Tía) Sài Gòn, 29/02/2016















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét