(Ảnh MH : Nguồn internet)
GIỌT NƯỚC TRÀN LY...
Câu chuyện về một học sinh lớp 8 trường chuyên đã dám đứng lên nói thẳng , nói thật về nền giáo dục XHCN của chúng ta là thối nát , và khuyên những người lớn chúng ta cần phải làm một cuộc cách mạng thay vì cải cách , để thay đổi toàn bộ nền giáo dục hiện tại... như một giọt nước làm tràn đầy ly của sự lỗi thời , chấp vá và chịu đựng sự áp đặt chính trị trong nhà trường bấy lâu nay của nền giáo dục Việt Nam .
Đã có một số chỉ trích của những người làm công tác giáo dục về hành vi của em học sinh nọ là phát biểu linh tinh , là hỗn láo của một đứa trẻ ăn chưa no , lo chưa tới...? Xin lỗi , các vị đã nhìn lại mình chưa ? Điều cậu bé nói là một sự thật mà trong tất cả chúng ta , những người quan tâm đến nền giáo dục nước nhà đều nghĩ tới , nhưng tất cả chỉ biết cúi đầu cam chịu như những con cừu đứng im lặng cho chủ cạo lông . Chúng ta hèn nhát và sợ sệt đến nỗi không dám nói lên sự thật ? Một sự thật tệ hại về mọi phương diện của nền giáo dục nước nhà .
Nếu chúng ta là những người lớn có tâm , chúng ta phải chịu trách nhiệm hoàn toàn vì đã để cho một đứa trẻ lớp 8 mang theo gánh nặng trăn trở trong lòng mà lẽ ra với tuổi thiếu niên , thơ dại ...chúng không phải gánh chịu ?
Tuổi hoa niên của chúng chỉ biết học , biết chơi , biết giận hờn vu vơ , lâu nhớ , dễ quên những câu chuyện nghịch ngợm tuổi học trò . Tâm hồn của chúng không thể vướng bận những chuyện ơn nghĩa , phải trái của cha mẹ về việc quà cáp , biếu xén , vào một dịp nào đó nhằm được sự nâng đỡ của thầy cô giáo ?
Tuổi thơ của chúng không phải gò lưng trên trang sách từ trường tới nhà kể cả ngày hè , ngày nghỉ... để cố gắng nhồi nhét mớ kiến thức , chữ nghĩa mà thầy cô áp đặt để chạy theo thành tích ? Nó chẳng khác nào tiếng gào lên , nhắc lại vô nghĩa của con "vẹt" bị con người làm cho líu lưỡi bởi ớt cay ?
Tuổi thơ của chúng không phải vừa học vừa lo nghĩ , gom góp từng tờ giấy vụn , từng trang báo cũ để người lớn chúng ta vẽ ra cái gọi là "kế hoạch nhỏ"đè nặng thêm lên sự lo lắng trong cái đầu ngây thơ của chúng , mà người lớn chúng ta nghĩ rằng đó là một phương pháp giáo dục tốt cho chúng về tính tiết kiệm , quan tâm đến cộng đồng ?...
Phương pháp giáo dục trong nhà trường đã biến tuổi thơ của chúng quen dần với căn bệnh mê thành tích hảo , chỉ biết cuối đầu vâng dạ và thói quen lập lại như một cái máy và thiếu hẵn tính tư duy , phản biện .
Từ nhà trường đến gia đình , vì tuân theo cơ chế mang tính tuyên truyền , nhồi nhét vì mục đích chính trị nên đã biến những đứa trẻ ấy hầu hết thành những con gà công nghiệp , chậm chạp , yếu ớt và vô cảm hơn bao giờ hết ?
Tiếng nói cất lên từ miệng một đứa trẻ 14 tuổi khi trút đi gánh nặng suy tư và trăn trở của nó về một vấn đề xã hội , đây là một hiện tượng hiếm hoi đại diện ở lứa tuổi học trò ? Phải chăng tiếng nói bất chấp , không sợ sệt đó như một giọt nước tràn đầy ly nước vắng lặng , bằng lòng bấy lâu nay của những người làm công tác giáo dục . Nó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai còn chút lương tri khi nghĩ về nền giáo dục một thời vang danh của đất nước ta ?
Em là nhân tố tích cực dội gáo nước lạnh sâu vào tiềm thức những người lớn chúng ta khi nghĩ về tương lai của cả một thế hệ mà lâu nay chúng ta vẫn tự hào là "con rồng , cháu tiên" .
Chúng ta nên giật mình thức tỉnh và nhìn lại thực trạng của nền giáo dục nước nhà , nói lời xin lỗi với thế hệ trẻ hơn là lại tiếp tục chỉ trích , bắt lỗi , ngụy biện cho một thực tế tệ hại rành rành .
(Lê quang Luận) Sài gòn , 17/08/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét