Sau 30/04/1975 Chị từ Sài gòn về lại quê chồng . Một nách hai đứa con và cái bào thai hơn 3 tháng trong bụng . Chồng chị là người thua cuộc ! Vì gia đình , nên ở lại , không lên máy bay trong cái đêm định mệnh ấy .
Anh ấy đi theo đoàn quân chiến bại ra Bắc để theo cái gọi là “ cải tạo “ . Cải tạo lại cái đầu chất chứa những u mê , ngu muội và bán nước cho bọn “Đế quốc “? Để trở thành người có ích cho Xã hội Chủ Nghĩa ... Và thời gian trở về là vô hạn định !?
Ngày thống nhất , là ngày chấm dứt những cách ngăn từ bên kia vĩ tuyến , để được đoàn tụ của kẻ chiến thắng , nhưng là cách chia của người thua cuộc . Anh và chị lại mỗi người một bên vĩ tuyến . Lại ngóng trông , nhung nhớ đợi ngày về !
Ở lứa tuổi 25 , tràn đầy nhựa sống , chị lại cam chịu cảnh vọng phu ? Một mình với ba con nhỏ chống chọi với bao khắc nghiệt của cuộc sống. Bàn tay quen cầm phấn trên bục giảng phải tập làm quen với cái cuốc , cái liềm . Bàn tay mềm mại thơm tho chỉ quen lật những trang giáo án , giờ phải làm quen với đất , với sình , với phân trâu , phân bò và bó lúa , bó rơm . Tai quen nghe những lời yêu thương ngọt ngào từ chồng , từ cha mẹ , nay phải gồng mình nghe từng lời đay nghiến của cha mẹ và các cô em chồng .
Hai mươi lăm tuổi , tuổi của bao đam mê yêu thương và vô vàn ước vọng , lại phải chôn thân nơi làng quê hiu quạnh , chôn luôn tuổi thanh xuân bởi sự nghiệt ngã của số phận , của cuộc đời .
Một người con gái chốn thị thành , qua cuộc chiến đã thay đổi hoàn toàn số phận . Phải thay đổi môi trường sống , thay đổi cách làm , cách nhìn và cách nghĩ một cách thụ động . Vừa phải lo cho ba đứa con nhỏ dại , vừa phải chắc chiu thăm nuôi một năm hai lần , vượt mấy ngàn cây số để đến chốn rừng thiêng Vĩnh phú thăm chồng .
Vượt qua số phận , chị lại dắt díu con thơ lên Pleiku tìm nguồn sống . Buôn gánh , bán bưng , ngày ngày phải một mình chống chọi bao điều tiếng của miệng đời , bao đôi mắt soi mói của cường quyền thời bao cấp . Cam chịu một mình sự trống vắng tâm hồn , sự ham muốn của thể xác , sự dung tục của loài người . Để một đời lo cho con , cái ăn , cái mặc , chuyện học hành . Lo cho em thơ còn nông nỗi , lo cho cha già , mẹ yếu . ngoảnh lại mình , tuổi trẻ đã trôi qua chóng váng .
Có những ca khúc của Trần Tiến về một “Chị tôi “, cả đời lo cho các em thơ , hy sinh tuổi trẻ cho hạnh phúc của người khác . Đến khi có chút tình riêng cũng đã vội phôi pha , còn lại ngậm ngùi nơi bờ sông quạnh vắngvới nấm mồ xanh cỏ . Vẫn không là gì với cuộc đời của chị tôi , bởi người ra đi là dứt hết nợ nần . Người ở lại vẫn canh cánh nỗi lo toan .
Ngày chồng trở về , cũng là lúc tóc chị đã bắt đầu điểm bạc . Không phải bởi sự già nua vì tuổi tác mà bởi sự đớn đau khi anh về không còn trọn vẹn như xưa . Vẫn vóc dáng ấy , vẫn giọng nói ấy ,nhưng đôi mắt của anh đã không còn như xưa nữa . Một đôi mắt vô hồn , một ánh nhìn lạ lẫm và dài dại . Có lẽ anh đã không chịu nỗi một lúc phải tống khứ hết cái quá khứ “cộng hòa “, thay vào đó là một chủ nghĩa linh thiêng nào đó , một chủ nghĩa siêu hiện thực . Làm cho đầu óc của anh bị đơ lì , IC của anh bị chập mạch .
Anh lại trở thành một gánh nặng cho chị ? Sự nghiệt ngã của số phận đeo theo chị mãi cho đến lúc chị nhận được sự hổ trợ nhân đạo từ chính phủ Hoa kỳ . Chị bỏ lại sau lưng quá khứ đau buồn và quê hương vật vả . Chấm dứt chuỗi ngày cùng cực thì tóc chị đã bạc màu .
Phải chăng , Niềm hạnh phúc của đời người là sự từng trải ? Chịu sự va đập , dập vùi . Sự lên voi , xuống chó trong cuộc đời mới tạo nên một con người coi rẻ sự vinh quang , xem thường sự giàu có và thầm lặng , sẻ chia trước nỗi đau của con người !?
Đó là chị tôi !...
(Lê quang Luận )
27/10/2014
Anh ấy đi theo đoàn quân chiến bại ra Bắc để theo cái gọi là “ cải tạo “ . Cải tạo lại cái đầu chất chứa những u mê , ngu muội và bán nước cho bọn “Đế quốc “? Để trở thành người có ích cho Xã hội Chủ Nghĩa ... Và thời gian trở về là vô hạn định !?
Ngày thống nhất , là ngày chấm dứt những cách ngăn từ bên kia vĩ tuyến , để được đoàn tụ của kẻ chiến thắng , nhưng là cách chia của người thua cuộc . Anh và chị lại mỗi người một bên vĩ tuyến . Lại ngóng trông , nhung nhớ đợi ngày về !
Ở lứa tuổi 25 , tràn đầy nhựa sống , chị lại cam chịu cảnh vọng phu ? Một mình với ba con nhỏ chống chọi với bao khắc nghiệt của cuộc sống. Bàn tay quen cầm phấn trên bục giảng phải tập làm quen với cái cuốc , cái liềm . Bàn tay mềm mại thơm tho chỉ quen lật những trang giáo án , giờ phải làm quen với đất , với sình , với phân trâu , phân bò và bó lúa , bó rơm . Tai quen nghe những lời yêu thương ngọt ngào từ chồng , từ cha mẹ , nay phải gồng mình nghe từng lời đay nghiến của cha mẹ và các cô em chồng .
Hai mươi lăm tuổi , tuổi của bao đam mê yêu thương và vô vàn ước vọng , lại phải chôn thân nơi làng quê hiu quạnh , chôn luôn tuổi thanh xuân bởi sự nghiệt ngã của số phận , của cuộc đời .
Một người con gái chốn thị thành , qua cuộc chiến đã thay đổi hoàn toàn số phận . Phải thay đổi môi trường sống , thay đổi cách làm , cách nhìn và cách nghĩ một cách thụ động . Vừa phải lo cho ba đứa con nhỏ dại , vừa phải chắc chiu thăm nuôi một năm hai lần , vượt mấy ngàn cây số để đến chốn rừng thiêng Vĩnh phú thăm chồng .
Vượt qua số phận , chị lại dắt díu con thơ lên Pleiku tìm nguồn sống . Buôn gánh , bán bưng , ngày ngày phải một mình chống chọi bao điều tiếng của miệng đời , bao đôi mắt soi mói của cường quyền thời bao cấp . Cam chịu một mình sự trống vắng tâm hồn , sự ham muốn của thể xác , sự dung tục của loài người . Để một đời lo cho con , cái ăn , cái mặc , chuyện học hành . Lo cho em thơ còn nông nỗi , lo cho cha già , mẹ yếu . ngoảnh lại mình , tuổi trẻ đã trôi qua chóng váng .
Có những ca khúc của Trần Tiến về một “Chị tôi “, cả đời lo cho các em thơ , hy sinh tuổi trẻ cho hạnh phúc của người khác . Đến khi có chút tình riêng cũng đã vội phôi pha , còn lại ngậm ngùi nơi bờ sông quạnh vắngvới nấm mồ xanh cỏ . Vẫn không là gì với cuộc đời của chị tôi , bởi người ra đi là dứt hết nợ nần . Người ở lại vẫn canh cánh nỗi lo toan .
Ngày chồng trở về , cũng là lúc tóc chị đã bắt đầu điểm bạc . Không phải bởi sự già nua vì tuổi tác mà bởi sự đớn đau khi anh về không còn trọn vẹn như xưa . Vẫn vóc dáng ấy , vẫn giọng nói ấy ,nhưng đôi mắt của anh đã không còn như xưa nữa . Một đôi mắt vô hồn , một ánh nhìn lạ lẫm và dài dại . Có lẽ anh đã không chịu nỗi một lúc phải tống khứ hết cái quá khứ “cộng hòa “, thay vào đó là một chủ nghĩa linh thiêng nào đó , một chủ nghĩa siêu hiện thực . Làm cho đầu óc của anh bị đơ lì , IC của anh bị chập mạch .
Anh lại trở thành một gánh nặng cho chị ? Sự nghiệt ngã của số phận đeo theo chị mãi cho đến lúc chị nhận được sự hổ trợ nhân đạo từ chính phủ Hoa kỳ . Chị bỏ lại sau lưng quá khứ đau buồn và quê hương vật vả . Chấm dứt chuỗi ngày cùng cực thì tóc chị đã bạc màu .
Phải chăng , Niềm hạnh phúc của đời người là sự từng trải ? Chịu sự va đập , dập vùi . Sự lên voi , xuống chó trong cuộc đời mới tạo nên một con người coi rẻ sự vinh quang , xem thường sự giàu có và thầm lặng , sẻ chia trước nỗi đau của con người !?
Đó là chị tôi !...
(Lê quang Luận )
27/10/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét