(Ảnh MH: Nguồn internet)
SƯ TỬ HÀ ĐÔNG
Thoạt nghe, không ít người nghĩ rằng, trong nội dung câu thành ngữ "Sư Tử Hà Đông" có điều gì liên can đến đất Hà Đông xưa của Việt Nam.
Chuyện thực lại không phải như vậy ? Các ông già, bà lão đã sống gần hết cả đời trên mảnh đất ấy, những người tinh thông chữ nghĩa, cả đời tầm chương trích cú, cũng chẳng ai biết hai chữ Hà Đông quen thuộc kia có liên hệ gì với cái máu tam bành của những người đàn bà cả ghen, sẵn sàng đập phá, quát tháo chồng con ngay trước mặt mọi người .Thì ra, lại cũng là chuyện râu ông nọ cắm cằm bà kia.
Số là, ở đất Vĩnh Gia bên Trung Quốc đời nhà Tống, có một người đàn ông tính nết thất thường, họ Trần tên Tạo, tự Lý Thường. Lúc còn nhỏ, Tạo rất thích chơi trò đấu kiếm. Cậu ta có thể ngồi cả ngày để nghe kể chuyện về các anh hùng hảo hán và hết sức khâm phục lòng dũng cảm, đức tính trung thực của những con người ấỵ
Lớn lên, Tạo thích lân la đến bên các chí sĩ giang hồ để học mót các môn võ nghệ và cùng bọn ngao du nay đây mai đó. Tạo cũng tự liệt mình vào cùng một thuyền một hội với những bậc chí sĩ kia và lúc nào cũng tỏ ra sẵn lòng làm việc nghĩa, giúp bạn, cứu người.
Lạ thay, vừa bước sang tuổi trung niên Trần Tạo bỗng thay đổi tính nết. Tạo chán ghét cuộc sống giang hồ và lạc vào văn chương, chữ nghĩạ . Có lúc, Tạo háo hức với ý nghĩ bước lên vũ đài chính trị để gây thanh thế với đờị . Nhưng, tiếc thay, lực bất tòng tâm. Quá nửa đời người, công vẫn không thành, danh vẫn không toại , Trần Tạo đâm ra nản chí, bèn quay về sống ẩn dật, sớm hôm vui thú ruộng vườn
Vì đã có một thời oanh liệt, vào cung ra kiếm, lúc múa gươm nơi thị thành, lúc khua chèo nơi biển vắng... Nặng nghĩa tình thầy trò, nên, dẫu đã quay về ở ẩn, các chiến hữu cũ vẫn thường xuyên lui tới nhà Tạo để đàm đạo sự thế.
Chẳng nói ra thì ai cũng biết, cùng đến với các chàng trai anh hùng ấy bao giờ cũng có các ca kỹ, vũ nữ. Họ xinh tươi, lại hát hay, múa đẹp...Thế là, ở ẩn nhưng vẫn cứ qua lại, vẫn yến tiệc linh đình, vẫn lả lướt, liếc mắt đưa tình.
Thấy vậy, vợ Tạo là Liễu Thị rất ấm ức, cơn ghen nổi lên tắc nghẹn ở cổ. Liễu nghĩ: Biết đâu, trong số những người vũ nữ xinh đẹp, tài ba kia, lại chẳng có kẻ tà tâm, muốn chiếm đoạt chồng mình.
Không kìm được máu ganh tức, Liễu đứt phắt dậy cầm gậy vụt lấy vụt để vào tường, vào phản. Vừa vụt, Liễu vừa kêu la, quát tháo ầm ĩ. Các quan khách cùng các mỹ nữ hiện diện trong bữa tiệc sợ hoảng loạn, ba chân bốn cẳng tìm lối tháo thân.
Trần Tạo biết là bất nhã lắm, nhưng vốn là người sợ vợ, nên không dám đứng ra khuyên ngăn. Hắn đứng im một chỗ, hai tay khoanh trước ngực, nhìn lấm lét vẻ đầy sợ hãi, như muốn lẫn tránh cặp mắt hung dữ đỏ ngầu như máu của vợ đang xói lửa nhìn mình...
Được tin ấy, Tô Đông Pha, bạn Tạo, đã đề thơ tặng Tạo:
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên
(Bỗng nghe sư tử Hà Đông gầm,
Chiếc gậy vung lên khiến cho mọi người ngơ ngác)
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên
(Bỗng nghe sư tử Hà Đông gầm,
Chiếc gậy vung lên khiến cho mọi người ngơ ngác)
Chữ "Hà Đông" ám chỉ người đàn bà họ Liễu (Thơ Đỗ Phủ có câu "Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu"). Còn "sư tử hống" là lời của nhà Phật biểu thị sự uy nghiêm - điều mà hàng ngày Trần Tạo vẫn tụng niệm để mong đạt tớị .
Trong tiếng Việt, thành ngữ "Sư tử Hà Đông" nhằm ám chỉ những người thuộc phái đẹp có tính ghen tuông dữ dộị . Khi nổi máu tam bành có thể làm cho các đức ông chồng kinh hồn, tán đởm, bao dũng lược của giới mày râu cũng tiêu tan thành mây khói cả.
(ST)
(Ảnh MH: Nguồn internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét