TIẾNG DẾ NỈ NON…
Nếu là người Việt nam không ai là không biết đến nhà văn nổi tiếng của những thập niên 50 cho đến nay , đó là nhà văn Tô Hoài . Nhắc đến Tô Hoài là chúng ta không thể không biết đến tác phẩm truyện ngắn viết cho thiếu nhi từ năm 1941 với tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký “. Một tuyệt tác đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới . Nó là cuốn sách gối đầu của những ai từng có một thời niên thiếu đầy mộng mơ và vô tư lự .
Giờ đây , khi tiếng nỉ non của những chú dế mèn trên những cánh đồng vào những đêm khuya khoắc đã dần vắng tiếng , bởi sự xâm lấn và quy hoạch đô thị của con người . Tôi muốn dùng hình tượng dế mèn để viết về một loài dế khác . Nó cũng cất những tiếng gáy nhưng sao nghe khắc khoải , u hoài và tuyệt vọng chứ không như những chú dế mèn ngày xưa , hùng dũng và kiêu hãnh !?...
Nếu ngày xưa chú dế mèn của Tô hoài bị bắt nhốt trong hộp của một đứa trẻ con vì sự háo thắng và kiêu ngạo . Và vẫn giữ tính cách ấy cho dù bị giam hãm trong 4 bức vách của chiếc hộp . Nó đã được thằng con nít nuôi nấng và bơm cho nó sự ảo tưởng về sức mạnh tuy rằng sự tự do của nó không còn . Thì một ngày không xa nó cũng phát hiện thấy sự thật về thế nào là sự cuồng tín , háo danh và vòng nô lệ …và khi phát hiện được chân lý về sự tự do , về tình đồng loại và sự thật trần trụi về sức mạnh !?..Nó đã nhanh chóng tìm cách thoát khỏi ách nô dịch và làm một cuộc phiêu lưu kỳ thú cùng người bạn đường : Dế trũi .
Thời nay , có những khi đêm về sau cơn mưa . Bạn vẫn thỉnh thoảng nghe được tiếng ri ri của những chú dế mèn trong một ụ đất ngoài đồng hay bên vách của một bức tường trong khu phố vắng . Tiếng gáy “ri ri “ nỉ non của nó làm ta bỗng chùn lòng , buồn mênh mang và cảm thấy xót thương vô hạn cho một kiếp là người . Mới hay đã từng có những câu nói của tha nhân : Suy cho cùng một đời vất vả , cày sâu cuốc bẩm rồi cuối cùng cũng về với dế giun . Hoặc tiếng dế của Ôn như Hầu :
Đâu ngờ tiếng dế than ri rỉ”
Giọng bi thu gọi kẻ cô phong
Dế trong “ Ta về “ một sáng tác thơ của Tô Thùy Yên
Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm những tối vui
Trăng sáng lưu hồn ta vết phỏng
Trọn đời, nỗi nhớ sáng không nguôi
Bé ơi, này những vui buồn cũ
Hãy sống đương đầu với lãng quên
Con dế, vẫn là con dế ấy
Hát rong bờ cỏ giọng thân quen…”
Có đôi lúc đi giữa phố xá Sài Gòn hoa lệ . Giữa vô vàn những nhà hàng sang trọng hoặc bình dân . Những chú dế mèn oai phong lẫm liệt ngày nào với “ đôi càng mẫm bóng “ hay chiếc áo choàng đen của gã hiệp sĩ dài đến tận chấm đuôi . Giờ đã trở thành những sĩ tử nằm gọn trong đĩa của những thực khách thích xơi côn trùng !? Thấy tiếc cho một thời mà nhà thơ Du tử Lê viết về nó :
“ Con dế buồn tự tử giữa đêm sương …”
Ngẫm mà buồn cho một thời , những chú dế than , dế lửa là niềm tự hào khôn nguôi khi tôi hay bạn được sở hữu nó trong những chiếc hộp . Xách đi đầu làng , cuối xóm để cho nó được thi thố tài năng và tự hào về những chiến tích ?
Những chú dế mèn ngày xưa từng đi theo tôi hay bạn trong những giấc mơ thời thơ ấu và thỉnh thoảng bị đòn roi của cha mẹ vì đã đánh thức giấc ngủ của họ trong những đêm về bởi tiếng gáy ri ri ? Nay chỉ còn là ký ức và niềm tiếc nhớ khôn nguôi !?
Và trong cuộc sống hiện tại , kỷ nguyên của Công nghệ thông tin và sự phát triển vượt bậc của khoa học . Trẻ em của chúng ta có quá nhiều nguồn vui ảo trong những quán net , thì trò chơi đá dế ngày nào đã không còn là sở thích của bọn trẻ ? Không còn sự bay bổng vì tiếng gáy ri ri của những chú dế mèn nâng niềm khao khát , ước mong về một thế giới thần tiên mà chúng ta – Những người cha anh của trước một thế hệ đã từng thích thú và trải qua .
Tuy nhiên nếu chúng ta ngẫm nghĩ lại về những chú dế của ngày xưa , thì trong cuộc sống hiện tại của chúng ta hiện nay : Vẫn còn đâu đó tiếng gáy của những chú dế , cất lên trong những đêm về , lúc mạnh mẽ , lúc nỉ non như muốn kêu gào , than khóc cho thân phận tù túng , ngột ngạt , bức bách vì không còn một thời vàng son , oai hùng nữa ? Không còn những năm tháng vẫy vùng giữa bình nguyên đầy trăng thanh , gió mát , cỏ non và sương ngọt …:
“ Hỏi thăm bụi chuối bên đường đó
Chú dế nào kêu giọng xót xa
Bao nhiêu oan khổ trăm năm cũ
Vẫn cứ ngân đều giọng xót xa… “
(ST)
Và xem chừng , cũng không có nhiều cơ hội lắm để mà than vãn ? Vì những chú dế tội nghiệp kia có thể bị vặt cổ , nhổ cánh không biết lúc nào bởi tiếng gáy ri ri chỉ làm thức giấc mộng vàng của những thằng người sau một đêm say xỉn vì những trò vui thâu đêm suốt sáng !?...
Nếu còn chút tàn hơi và sống sót , thì cũng là những chú dế què quặt , cất tiếng gáy chỉ mong mỏi một điều : Các bạn của tôi ơi ? Hãy cùng tôi ca khúc nhạc buồn , để đánh thức những ai còn chút lương tri hiểu ra một điều . Cuộc sống vốn không dài , hãy chăm lo và nâng bước cho một thế hệ dế đã từng có một thời mà hình ảnh của chúng ta toát lên một nét đẹp về hình thể , sức mạnh , lòng bao dung , tính đoàn kết và tình bạn cao cả .
Chiều nay xứ người nghe dế khóc
Thấy đất cựa mình theo bước quân đi
Chinh chiến lụi tàn trên đất nước từ lâu
Con dế khóc, thà cớ gì cháy lại?
Hay là lửa dấu trong lòng âm ỉ
Chỉ đợi hơi xăng là bốc khói ra ngoài?
(ST)
( Lê Quang Luận ) Sài gòn , 15/12/2014
Nếu là người Việt nam không ai là không biết đến nhà văn nổi tiếng của những thập niên 50 cho đến nay , đó là nhà văn Tô Hoài . Nhắc đến Tô Hoài là chúng ta không thể không biết đến tác phẩm truyện ngắn viết cho thiếu nhi từ năm 1941 với tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký “. Một tuyệt tác đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới . Nó là cuốn sách gối đầu của những ai từng có một thời niên thiếu đầy mộng mơ và vô tư lự .
Giờ đây , khi tiếng nỉ non của những chú dế mèn trên những cánh đồng vào những đêm khuya khoắc đã dần vắng tiếng , bởi sự xâm lấn và quy hoạch đô thị của con người . Tôi muốn dùng hình tượng dế mèn để viết về một loài dế khác . Nó cũng cất những tiếng gáy nhưng sao nghe khắc khoải , u hoài và tuyệt vọng chứ không như những chú dế mèn ngày xưa , hùng dũng và kiêu hãnh !?...
Nếu ngày xưa chú dế mèn của Tô hoài bị bắt nhốt trong hộp của một đứa trẻ con vì sự háo thắng và kiêu ngạo . Và vẫn giữ tính cách ấy cho dù bị giam hãm trong 4 bức vách của chiếc hộp . Nó đã được thằng con nít nuôi nấng và bơm cho nó sự ảo tưởng về sức mạnh tuy rằng sự tự do của nó không còn . Thì một ngày không xa nó cũng phát hiện thấy sự thật về thế nào là sự cuồng tín , háo danh và vòng nô lệ …và khi phát hiện được chân lý về sự tự do , về tình đồng loại và sự thật trần trụi về sức mạnh !?..Nó đã nhanh chóng tìm cách thoát khỏi ách nô dịch và làm một cuộc phiêu lưu kỳ thú cùng người bạn đường : Dế trũi .
Thời nay , có những khi đêm về sau cơn mưa . Bạn vẫn thỉnh thoảng nghe được tiếng ri ri của những chú dế mèn trong một ụ đất ngoài đồng hay bên vách của một bức tường trong khu phố vắng . Tiếng gáy “ri ri “ nỉ non của nó làm ta bỗng chùn lòng , buồn mênh mang và cảm thấy xót thương vô hạn cho một kiếp là người . Mới hay đã từng có những câu nói của tha nhân : Suy cho cùng một đời vất vả , cày sâu cuốc bẩm rồi cuối cùng cũng về với dế giun . Hoặc tiếng dế của Ôn như Hầu :
Đâu ngờ tiếng dế than ri rỉ”
Giọng bi thu gọi kẻ cô phong
Dế trong “ Ta về “ một sáng tác thơ của Tô Thùy Yên
Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm những tối vui
Trăng sáng lưu hồn ta vết phỏng
Trọn đời, nỗi nhớ sáng không nguôi
Bé ơi, này những vui buồn cũ
Hãy sống đương đầu với lãng quên
Con dế, vẫn là con dế ấy
Hát rong bờ cỏ giọng thân quen…”
Có đôi lúc đi giữa phố xá Sài Gòn hoa lệ . Giữa vô vàn những nhà hàng sang trọng hoặc bình dân . Những chú dế mèn oai phong lẫm liệt ngày nào với “ đôi càng mẫm bóng “ hay chiếc áo choàng đen của gã hiệp sĩ dài đến tận chấm đuôi . Giờ đã trở thành những sĩ tử nằm gọn trong đĩa của những thực khách thích xơi côn trùng !? Thấy tiếc cho một thời mà nhà thơ Du tử Lê viết về nó :
“ Con dế buồn tự tử giữa đêm sương …”
Ngẫm mà buồn cho một thời , những chú dế than , dế lửa là niềm tự hào khôn nguôi khi tôi hay bạn được sở hữu nó trong những chiếc hộp . Xách đi đầu làng , cuối xóm để cho nó được thi thố tài năng và tự hào về những chiến tích ?
Những chú dế mèn ngày xưa từng đi theo tôi hay bạn trong những giấc mơ thời thơ ấu và thỉnh thoảng bị đòn roi của cha mẹ vì đã đánh thức giấc ngủ của họ trong những đêm về bởi tiếng gáy ri ri ? Nay chỉ còn là ký ức và niềm tiếc nhớ khôn nguôi !?
Và trong cuộc sống hiện tại , kỷ nguyên của Công nghệ thông tin và sự phát triển vượt bậc của khoa học . Trẻ em của chúng ta có quá nhiều nguồn vui ảo trong những quán net , thì trò chơi đá dế ngày nào đã không còn là sở thích của bọn trẻ ? Không còn sự bay bổng vì tiếng gáy ri ri của những chú dế mèn nâng niềm khao khát , ước mong về một thế giới thần tiên mà chúng ta – Những người cha anh của trước một thế hệ đã từng thích thú và trải qua .
Tuy nhiên nếu chúng ta ngẫm nghĩ lại về những chú dế của ngày xưa , thì trong cuộc sống hiện tại của chúng ta hiện nay : Vẫn còn đâu đó tiếng gáy của những chú dế , cất lên trong những đêm về , lúc mạnh mẽ , lúc nỉ non như muốn kêu gào , than khóc cho thân phận tù túng , ngột ngạt , bức bách vì không còn một thời vàng son , oai hùng nữa ? Không còn những năm tháng vẫy vùng giữa bình nguyên đầy trăng thanh , gió mát , cỏ non và sương ngọt …:
“ Hỏi thăm bụi chuối bên đường đó
Chú dế nào kêu giọng xót xa
Bao nhiêu oan khổ trăm năm cũ
Vẫn cứ ngân đều giọng xót xa… “
(ST)
Và xem chừng , cũng không có nhiều cơ hội lắm để mà than vãn ? Vì những chú dế tội nghiệp kia có thể bị vặt cổ , nhổ cánh không biết lúc nào bởi tiếng gáy ri ri chỉ làm thức giấc mộng vàng của những thằng người sau một đêm say xỉn vì những trò vui thâu đêm suốt sáng !?...
Nếu còn chút tàn hơi và sống sót , thì cũng là những chú dế què quặt , cất tiếng gáy chỉ mong mỏi một điều : Các bạn của tôi ơi ? Hãy cùng tôi ca khúc nhạc buồn , để đánh thức những ai còn chút lương tri hiểu ra một điều . Cuộc sống vốn không dài , hãy chăm lo và nâng bước cho một thế hệ dế đã từng có một thời mà hình ảnh của chúng ta toát lên một nét đẹp về hình thể , sức mạnh , lòng bao dung , tính đoàn kết và tình bạn cao cả .
Chiều nay xứ người nghe dế khóc
Thấy đất cựa mình theo bước quân đi
Chinh chiến lụi tàn trên đất nước từ lâu
Con dế khóc, thà cớ gì cháy lại?
Hay là lửa dấu trong lòng âm ỉ
Chỉ đợi hơi xăng là bốc khói ra ngoài?
(ST)
( Lê Quang Luận ) Sài gòn , 15/12/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét