"BẰNG" NÀO HƠN BẰNG LÒNG !?...
Hồi ở Pleiku , tui làm ăn cũng kha khá . Một dịp về thăm quê tui , ở một thôn miền biển ở tỉnh Bình Định . Cả nhà bà Dì Út của tui với 12 người con ở dưới đó . Hồi ở Pleiku bà ấy được mẹ tui bảo bọc nên làm ăn dư dả , đủ tiền nuôi con ăn học và có dư được vài chục cây vàng . Sau Giải phóng , bà ấy quyết định về quê cũ để xây dựng lại xóm làng , sống một đời hạnh phúc dưới sự chở che của Cách mạng !?
Trong gia đình của tôi , bà ấy là người rất giác ngộ Cách mạng từ thời xa lơ , xa lắc . Tận trước năm 1954 , cái thời cải cách ruộng đất , rồi đấu tố địa chủ , chôn sống mấy cái phường .. theo như bà nói là bóc lột của nông dân . Vậy mà không biết sao , một vài năm sau bà ấy mò lên Pleiku nhờ vả ba má tui chỉ đường buôn bán là ăn . Dì tui khi đó mới có 3 đứa con : Một thằng đầu bằng tuổi tui , cô e gái nhỏ hơn 2 tuổi rồi đến thằng em kém thêm 2 tuổi nữa .
Mẹ tui vì thương em út nên chỉ vẻ cách buôn cách bán và bảo bọc cho Dì . Đến năm 1975 thì Dì tui làm một lèo năm một thêm tới 9 đứa nữa thì giải phóng .
Hồi đó ông Dượng của tui – chồng bà Dì Út đang độ tuổi quân dịch . Ổng cứ trốn chui , trốn nhủi vì sợ bị bắt lính ? Dì tui thì buôn bán cá cả ngày trong cái chợ gần nhà , nên mọi việc giữ con , coi ngó , nấu ăn là phần của Dượng . Chắc cũng do trốn riết ở nhà nên cứ sồn sồn ba năm Dì tui cho ra đời 2 đứa . Nói thiệt là , khi ấy tui cũng còn nhỏ . Hình ảnh của Dì tui trong tiềm thức nhỏ nhoi là dáng gầy gò ốm yếu , nhưng lúc nào cái bụng cũng thè lè phía trước ? Ít khi nào tui thấy Dì tui thanh mảnh cả . Mãi về sau này , mỗi khi cha mẹ tui hay ai đó nhắc đến Dì ? Thì hình bóng người phụ nữ với cái bụng bầu tròn lẳn với dáng đi ngữa ra phía sau của Dì , là tôi không thể nào quên !?
Có một chuyện dở khóc , dở cười nữa là chuyện bị bắt quân dịch của Dượng tui . Hồi đó , tuy là trốn chui , trốn nhủi tụi Quân cảnh . Vậy mà có dạo Dượng cũng bị bắt lính .Tui nhớ cái hình ảnh vừa bi vừa hài này mãi cho đến suốt những năm tháng sau này .
Số là có dạo , Dượng tui đang ẵm thằng em của tui còn đỏ hỏn khóc oe oe , đằng sau lưng là một thằng em nữa mới biết đi chập chững , tay níu cái ống quần của Dượng cũng vừa đi vừa khóc . Thế là mấy ông Quân cảnh , súng ống đầy mình ập tới . Dượng tui phần thì sợ , phần thì vướng thằng nhóc . Còn mấy thằng em nữa cũng được vài ba tuổi , thấy ba nó bị mấy người lạ , mặc quân phục áp sát bèn khóc rống lên rồi bu lại . Đứa thì nắm chân , đứa thì nắm tay , cả một đàn nheo nhóc khóc bù lu , bù loa nhìn trông vừa thảm cảnh vừa buồn cười . Mấy ông Quân cảnh thấy cái cảnh đó thì cũng đành bó tay chứ lòng nào mà bắt Dượng tui đi lính cho được ? Vậy là ông ấy thoát nạn .
Sau này , giải phóng . Ba mẹ tui bỏ nhà lên Đà Lạt sống thì Dì tui cũng khăn gói kéo cả bầy con nhỏ về quê . Còn bao nhiêu vốn liếng dành dụm được đổ ra xây nhà và làm lụng nuôi con .
Tui cũng chẳng biết sao ? Chứ Dì tui là người rất giác ngộ Cách mạng . Rất máu cái cảnh thanh niên , đoàn thể , hội họp , hát hò …Mãi đến bây giờ khi đã khổ trọc đầu , con cái chẳng có đứa nào học quá cấp 3 , dù cả mẹ lẫn con cày ngày , cày đêm vất vả cực nhọc mà vẫn nghèo rớt mồng tơi , mà cái máu ca ngợi , sùng bái ấy vẫn chưa nguôi . Ngẫm cũng hay thiệt ? Nếu không nhờ mấy người nông dân giác ngộ kiểu như Dì tui thì không biết bao giờ mấy ông CS mới làm nổi kỳ tích này !? Và tui cũng không biết họ đã nhồi vô trong đầu của Dì tui cái gì mà mãi đến bây giờ ? Bà ấy vẫn một lòng một dạ ơn nghĩa chất chồng với CM !?
Dì tui có cô con gái đầu đã lớn và có chồng . Có dịp tui về thăm quê , nó ôm tui khóc sướt mướt . Than khổ , than nghèo …? Động lòng tui biểu nó lên Pleiku sống , tui sẽ giúp !? Tuy vậy tui vẫn thòng một câu :
-Thằng chồng mày nhà Cách mạng nòi , theo Cách mạng chết ráo cả : Từ cha cho tới mấy người anh , chị , rồi cả họ nội , họ ngoại…vậy mà Cách mạng không tạo điều kiện giúp đỡ gì sao ? Nhìn cái bàn thờ của mày tao thấy một trời bằng cấp liệt sĩ mà sao kỳ vậy !?
Nó mếu máo :
-Có chó gì đâu anh ơi ? Có vài đồng tiền trợ cấp xương máu thì bà má " Việt nam anh hùng " của ổng không đủ ăn trầu , lấy đâu ra mà nhờ hả anh !?..hu..hu..
Tui thấy hoàn cảnh của nó cũng thương thiệt . Hai vợ chồng nó có 4 đứa con nheo nhóc . Nhà có mảnh vườn nhỏ trồng trọt mà năm nào không lụt lội thì cũng chỉ sống không quá 2 tháng . Nào là nuôi vịt thả đồng , nào là cả chồng lẫn vợ mới sáng sớm đã lội xuống sông cào vắt ( giống con hến ở Huế ) , được mấy thau nho nhỏ phần dành cho đàn vịt , phần ra chợ đổi gạo nuôi con . Mấy đứa con lớn của nó học chưa đến lớp 8 đã nghỉ học phụ với vợ chồng nó . Thấy cái cảnh con em gia đình liệt sĩ nòi của vợ chồng nó mà não cả lòng ? Thôi thì lên chỗ tao đi ? Rồi tao liệu cho !?...
Vậy là vợ chồng nó “ Bầu đoàn thê tử “ , đóng cửa gửi nhà , gửi vườn cho Bà Dì Cách mạng của tui lên Pleiku tìm cơ hội mới cùng ông anh có mỗi tấm lòng chứ cũng chưa phải là giàu có gì cho lắm .Đầu tiên , kiếm thuê cho tụi nó một căn nhà nho nhỏ , giá vừa phải . Công việc làm ? Thì tui nhường cho cái việc bơm bình ga mi ni của cửa hàng tui cho vợ chồng nó làm sống qua ngày . Con em gái tui vốn dĩ giỏi dang , lanh lẹ trong việc buôn bán ? Vì nó cũng đã từng phụ mẹ bán cá , bán tôm từ trước giải phóng nên nó không lạ gì cảnh chụp giật mớ rau , bó cải , chút trái cây trong buổi chợ đêm . Sáng hôm sau bày ra bán lẻ lại . Từ đó nó và thằng chồng bơm gas lon cũng đắp đổi qua ngày .
Vậy mà , rút cục mấy đứa con nhỏ sau này của nó vẫn được tiếp tục học hành . Sau một năm , vợ chồng nó muốn phát triển làm ăn lớn hơn một chút ? Thế là tui cho tụi nó mượn một ít tiền , mua một chiếc xe lam 3 bánh chở hàng . Trong khu chợ tui ở là khu trung tâm , nên công việc chở mướn không có sức mà làm !? Kể ra con em của tui cũng lanh thật .
Khổ nỗi , thằng chồng của nó có học hành chi đâu ? Hồi dưới quê chắc cũng theo du kích làm công việc sai vặt chi đó nên đâu có học hành gì nhiều ? Chỉ biết đọc , biết viết sơ sơ . Mà lái xe ở Thành phố mà không có bằng lái thì tính sao đây ? Vậy mà nó vẫn cứ mua và chạy liều .
Từ ngày mua xe lam 3 bánh chở hàng tui thấy nó làm ăn suôn sẻ lắm , mà cũng thật ngạc nhiên là cả năm trời không thấy nó bị mấy ông Cảnh sát Giao thông hỏi thăm mới là lạ ? Mãi cho đến sau này tui mới phát hiện ra vì sao nó lại tránh được một việc mà cánh tài xế bấy giờ có bằng cấp hẳn hoi , học hành bài bản vẫn rên như sấm về cái vụ bị hành của CSGT và mấy ông Công an Trật tự !?
Số là như vầy ? Nó có thằng con trai lớn , thấy công việc suôn sẻ nên cho đi học lái xe . Học xong mới ra trường là cha nó lại mượn tiền của tui để mua một chiếc xe tải nhỏ loại 750 kg cho nó lái . Chạy đâu được 1 tháng , thì có hôm tui đang ngồi ở nhà thì cha con nó hớt ha hớt hải chạy vô thưa :
-Anh ơi ! Cứu em ? Thằng con của em chạy xe chở hàng bị CSGT bắt giam xe rồi ?
-Sao lại bắt ? Chắc chạy quá tốc độ chứ gì ?-Tui bực bội hỏi ngược lại .
-Dạ không phải ạ ? Nó chở hàng cồng kềnh , Cảnh sát thổi còi nó bỏ chạy luôn , nên mấy ông bắt nhốt xe rồi ! – Thằng cha nó than thở .
-Thì lỗi do mình rồi , sao không móc tiền cho tụi nó đi ?-Tui hỏi ngược
-Dạ ! Em đưa mấy trăm ngàn mà nó không lấy , tụi nó đòi nhốt xe , giam bằng rồi phạt sau .
Tui nghe vậy cũng bực mình , nhưng mà thấy em út bị như vậy nên không đành lòng , xuống chỗ giam xe để xem tình hình ?
Quả là khi còn ở Pleiku , tui làm ăn cũng đã lâu , nhất là có giai đoạn mở Salon bán xe cúp khá lớn , nên quen hầu hết mấy ông CSGT . Vừa bước vào tới nơi , thấy đằng sau lưng tui là hai cha con ông tài xế vi phạm , mang cái mặt đưa đám là tụi nó biết ngay . Thằng tổ trưởng bắt tay tui , phán luôn một câu :
-Hai ông này lại nhờ đến anh chứ gì ? Mà ông này là gì của anh vậy ?
-Thằng già này là em bà con bạn dì của anh . Dưới quê khổ quá nên lên trên này anh cho mượn tiền mua xe cà tàng chạy sống qua ngày nuôi con ! Còn thằng kia là con trai của nó , mới học lái có bằng được hơn một tháng -Tui giỡ bài than thở với tụi nó .
-Hừ ! Mới học lái mà đã chạy ẩu , chở bậy còn coi thường người thi hành công vụ !-Nó trừng mắt nhìn cha con thằng nhỏ .-Đã vậy mà còn móc mấy cái bằng liệt sĩ ra xin xỏ ? Nói thật với anh : Tui bực ông này lắm rồi !- Vừa nói nó vừa chỉ tay vào thằng em rễ .
-Gia đình nó khổ quá , anh cũng vẫn phụ giúp vợ con nó miết đó chứ ? Thôi kệ , em vì tình nghĩa anh em mình tha cho nó một lần đi ? –Tui xuống nước .
-Thôi được rồi ! Nhưng mà tui nói cho ông biết nhé ? – Nó chỉ thằng em tui rồi nói tiếp – Ông đừng có mà lợi dụng ba cái bằng Thương binh , liệt sĩ với bà mẹ Việt Nam anh hùng mà dọa tụi tui . Tui đã bỏ qua cho ông cả năm nay rồi !?..
Quay qua tui nó nói : Anh biết không ? Ông này chạy xe không có mảnh giấy manh . Cứ gặp chuyện là lôi cái cuốn Bằng cấp củ rích Liệt sĩ với liệt tông ra xin xỏ . Tui bực hết sức nhưng cũng thông cảm cho hoàn cảnh của ổng bao nhiêu lần rồi . Đâu phải gia đình liệt sĩ là muốn làm gì thì làm !?...
Hắn vẫn chưa thôi bực bội , quay qua thằng em nói tiếp : Thôi cha con ông đánh xe về đi ! Còn thằng nhỏ kia , hôm sau mà còn vi phạm như vầy nữa thì đừng có trách nhé !?..
Vậy là cha con nó líu ríu cám ơn , xong đánh xe dong thẳng một hơi không dám ngoái đầu nhòm lại .Tôi cũng cảm ơn mấy ông CSGT , và vài lời hứa hẹn nhậu nhẹt xong cũng leo lên chiếc xe Hon đa ra về .
Trên đường về , tôi cứ nghĩ mãi về thằng em của tui và cái mẹo vận dụng mấy cái mảnh bằng chứng nhận Liệt sĩ của cha , anh , chị của nó để thay thế cho cái bằng lái xe lam . Và chua xót nghĩ rằng :
Té ra , người ta đã đổ máu cả một dòng họ cho một lý tưởng cao cả , để nhận lấy một phần thưởng nhỏ nhoi đến thế sao ? Một phần thưởng còn thua cả cái bằng lái xe lam vớ vẩn nào đó mà ai cũng có thể có được !?... Và sự hy sinh to lớn đó , nó tầm thường đến độ chỉ mỗi một chút cơm áo đời thường của con cháu , mà họ còn chưa đáp ứng được ? Để con , cháu của họ phải đem cả hương hồn của những lý tưởng lớn đổi lấy chút lòng thương hại của những kẻ hậu sinh !?...
Nghĩ lại , thấy thật là chua chát ....
( Lê quang Luận ) Sài Gòn , 09/12/2014
( Trích trong : Những câu chuyện “Thật như đùa “kể cuối năm )-
Hồi ở Pleiku , tui làm ăn cũng kha khá . Một dịp về thăm quê tui , ở một thôn miền biển ở tỉnh Bình Định . Cả nhà bà Dì Út của tui với 12 người con ở dưới đó . Hồi ở Pleiku bà ấy được mẹ tui bảo bọc nên làm ăn dư dả , đủ tiền nuôi con ăn học và có dư được vài chục cây vàng . Sau Giải phóng , bà ấy quyết định về quê cũ để xây dựng lại xóm làng , sống một đời hạnh phúc dưới sự chở che của Cách mạng !?
Trong gia đình của tôi , bà ấy là người rất giác ngộ Cách mạng từ thời xa lơ , xa lắc . Tận trước năm 1954 , cái thời cải cách ruộng đất , rồi đấu tố địa chủ , chôn sống mấy cái phường .. theo như bà nói là bóc lột của nông dân . Vậy mà không biết sao , một vài năm sau bà ấy mò lên Pleiku nhờ vả ba má tui chỉ đường buôn bán là ăn . Dì tui khi đó mới có 3 đứa con : Một thằng đầu bằng tuổi tui , cô e gái nhỏ hơn 2 tuổi rồi đến thằng em kém thêm 2 tuổi nữa .
Mẹ tui vì thương em út nên chỉ vẻ cách buôn cách bán và bảo bọc cho Dì . Đến năm 1975 thì Dì tui làm một lèo năm một thêm tới 9 đứa nữa thì giải phóng .
Hồi đó ông Dượng của tui – chồng bà Dì Út đang độ tuổi quân dịch . Ổng cứ trốn chui , trốn nhủi vì sợ bị bắt lính ? Dì tui thì buôn bán cá cả ngày trong cái chợ gần nhà , nên mọi việc giữ con , coi ngó , nấu ăn là phần của Dượng . Chắc cũng do trốn riết ở nhà nên cứ sồn sồn ba năm Dì tui cho ra đời 2 đứa . Nói thiệt là , khi ấy tui cũng còn nhỏ . Hình ảnh của Dì tui trong tiềm thức nhỏ nhoi là dáng gầy gò ốm yếu , nhưng lúc nào cái bụng cũng thè lè phía trước ? Ít khi nào tui thấy Dì tui thanh mảnh cả . Mãi về sau này , mỗi khi cha mẹ tui hay ai đó nhắc đến Dì ? Thì hình bóng người phụ nữ với cái bụng bầu tròn lẳn với dáng đi ngữa ra phía sau của Dì , là tôi không thể nào quên !?
Có một chuyện dở khóc , dở cười nữa là chuyện bị bắt quân dịch của Dượng tui . Hồi đó , tuy là trốn chui , trốn nhủi tụi Quân cảnh . Vậy mà có dạo Dượng cũng bị bắt lính .Tui nhớ cái hình ảnh vừa bi vừa hài này mãi cho đến suốt những năm tháng sau này .
Số là có dạo , Dượng tui đang ẵm thằng em của tui còn đỏ hỏn khóc oe oe , đằng sau lưng là một thằng em nữa mới biết đi chập chững , tay níu cái ống quần của Dượng cũng vừa đi vừa khóc . Thế là mấy ông Quân cảnh , súng ống đầy mình ập tới . Dượng tui phần thì sợ , phần thì vướng thằng nhóc . Còn mấy thằng em nữa cũng được vài ba tuổi , thấy ba nó bị mấy người lạ , mặc quân phục áp sát bèn khóc rống lên rồi bu lại . Đứa thì nắm chân , đứa thì nắm tay , cả một đàn nheo nhóc khóc bù lu , bù loa nhìn trông vừa thảm cảnh vừa buồn cười . Mấy ông Quân cảnh thấy cái cảnh đó thì cũng đành bó tay chứ lòng nào mà bắt Dượng tui đi lính cho được ? Vậy là ông ấy thoát nạn .
Sau này , giải phóng . Ba mẹ tui bỏ nhà lên Đà Lạt sống thì Dì tui cũng khăn gói kéo cả bầy con nhỏ về quê . Còn bao nhiêu vốn liếng dành dụm được đổ ra xây nhà và làm lụng nuôi con .
Tui cũng chẳng biết sao ? Chứ Dì tui là người rất giác ngộ Cách mạng . Rất máu cái cảnh thanh niên , đoàn thể , hội họp , hát hò …Mãi đến bây giờ khi đã khổ trọc đầu , con cái chẳng có đứa nào học quá cấp 3 , dù cả mẹ lẫn con cày ngày , cày đêm vất vả cực nhọc mà vẫn nghèo rớt mồng tơi , mà cái máu ca ngợi , sùng bái ấy vẫn chưa nguôi . Ngẫm cũng hay thiệt ? Nếu không nhờ mấy người nông dân giác ngộ kiểu như Dì tui thì không biết bao giờ mấy ông CS mới làm nổi kỳ tích này !? Và tui cũng không biết họ đã nhồi vô trong đầu của Dì tui cái gì mà mãi đến bây giờ ? Bà ấy vẫn một lòng một dạ ơn nghĩa chất chồng với CM !?
Dì tui có cô con gái đầu đã lớn và có chồng . Có dịp tui về thăm quê , nó ôm tui khóc sướt mướt . Than khổ , than nghèo …? Động lòng tui biểu nó lên Pleiku sống , tui sẽ giúp !? Tuy vậy tui vẫn thòng một câu :
-Thằng chồng mày nhà Cách mạng nòi , theo Cách mạng chết ráo cả : Từ cha cho tới mấy người anh , chị , rồi cả họ nội , họ ngoại…vậy mà Cách mạng không tạo điều kiện giúp đỡ gì sao ? Nhìn cái bàn thờ của mày tao thấy một trời bằng cấp liệt sĩ mà sao kỳ vậy !?
Nó mếu máo :
-Có chó gì đâu anh ơi ? Có vài đồng tiền trợ cấp xương máu thì bà má " Việt nam anh hùng " của ổng không đủ ăn trầu , lấy đâu ra mà nhờ hả anh !?..hu..hu..
Tui thấy hoàn cảnh của nó cũng thương thiệt . Hai vợ chồng nó có 4 đứa con nheo nhóc . Nhà có mảnh vườn nhỏ trồng trọt mà năm nào không lụt lội thì cũng chỉ sống không quá 2 tháng . Nào là nuôi vịt thả đồng , nào là cả chồng lẫn vợ mới sáng sớm đã lội xuống sông cào vắt ( giống con hến ở Huế ) , được mấy thau nho nhỏ phần dành cho đàn vịt , phần ra chợ đổi gạo nuôi con . Mấy đứa con lớn của nó học chưa đến lớp 8 đã nghỉ học phụ với vợ chồng nó . Thấy cái cảnh con em gia đình liệt sĩ nòi của vợ chồng nó mà não cả lòng ? Thôi thì lên chỗ tao đi ? Rồi tao liệu cho !?...
Vậy là vợ chồng nó “ Bầu đoàn thê tử “ , đóng cửa gửi nhà , gửi vườn cho Bà Dì Cách mạng của tui lên Pleiku tìm cơ hội mới cùng ông anh có mỗi tấm lòng chứ cũng chưa phải là giàu có gì cho lắm .Đầu tiên , kiếm thuê cho tụi nó một căn nhà nho nhỏ , giá vừa phải . Công việc làm ? Thì tui nhường cho cái việc bơm bình ga mi ni của cửa hàng tui cho vợ chồng nó làm sống qua ngày . Con em gái tui vốn dĩ giỏi dang , lanh lẹ trong việc buôn bán ? Vì nó cũng đã từng phụ mẹ bán cá , bán tôm từ trước giải phóng nên nó không lạ gì cảnh chụp giật mớ rau , bó cải , chút trái cây trong buổi chợ đêm . Sáng hôm sau bày ra bán lẻ lại . Từ đó nó và thằng chồng bơm gas lon cũng đắp đổi qua ngày .
Vậy mà , rút cục mấy đứa con nhỏ sau này của nó vẫn được tiếp tục học hành . Sau một năm , vợ chồng nó muốn phát triển làm ăn lớn hơn một chút ? Thế là tui cho tụi nó mượn một ít tiền , mua một chiếc xe lam 3 bánh chở hàng . Trong khu chợ tui ở là khu trung tâm , nên công việc chở mướn không có sức mà làm !? Kể ra con em của tui cũng lanh thật .
Khổ nỗi , thằng chồng của nó có học hành chi đâu ? Hồi dưới quê chắc cũng theo du kích làm công việc sai vặt chi đó nên đâu có học hành gì nhiều ? Chỉ biết đọc , biết viết sơ sơ . Mà lái xe ở Thành phố mà không có bằng lái thì tính sao đây ? Vậy mà nó vẫn cứ mua và chạy liều .
Từ ngày mua xe lam 3 bánh chở hàng tui thấy nó làm ăn suôn sẻ lắm , mà cũng thật ngạc nhiên là cả năm trời không thấy nó bị mấy ông Cảnh sát Giao thông hỏi thăm mới là lạ ? Mãi cho đến sau này tui mới phát hiện ra vì sao nó lại tránh được một việc mà cánh tài xế bấy giờ có bằng cấp hẳn hoi , học hành bài bản vẫn rên như sấm về cái vụ bị hành của CSGT và mấy ông Công an Trật tự !?
Số là như vầy ? Nó có thằng con trai lớn , thấy công việc suôn sẻ nên cho đi học lái xe . Học xong mới ra trường là cha nó lại mượn tiền của tui để mua một chiếc xe tải nhỏ loại 750 kg cho nó lái . Chạy đâu được 1 tháng , thì có hôm tui đang ngồi ở nhà thì cha con nó hớt ha hớt hải chạy vô thưa :
-Anh ơi ! Cứu em ? Thằng con của em chạy xe chở hàng bị CSGT bắt giam xe rồi ?
-Sao lại bắt ? Chắc chạy quá tốc độ chứ gì ?-Tui bực bội hỏi ngược lại .
-Dạ không phải ạ ? Nó chở hàng cồng kềnh , Cảnh sát thổi còi nó bỏ chạy luôn , nên mấy ông bắt nhốt xe rồi ! – Thằng cha nó than thở .
-Thì lỗi do mình rồi , sao không móc tiền cho tụi nó đi ?-Tui hỏi ngược
-Dạ ! Em đưa mấy trăm ngàn mà nó không lấy , tụi nó đòi nhốt xe , giam bằng rồi phạt sau .
Tui nghe vậy cũng bực mình , nhưng mà thấy em út bị như vậy nên không đành lòng , xuống chỗ giam xe để xem tình hình ?
Quả là khi còn ở Pleiku , tui làm ăn cũng đã lâu , nhất là có giai đoạn mở Salon bán xe cúp khá lớn , nên quen hầu hết mấy ông CSGT . Vừa bước vào tới nơi , thấy đằng sau lưng tui là hai cha con ông tài xế vi phạm , mang cái mặt đưa đám là tụi nó biết ngay . Thằng tổ trưởng bắt tay tui , phán luôn một câu :
-Hai ông này lại nhờ đến anh chứ gì ? Mà ông này là gì của anh vậy ?
-Thằng già này là em bà con bạn dì của anh . Dưới quê khổ quá nên lên trên này anh cho mượn tiền mua xe cà tàng chạy sống qua ngày nuôi con ! Còn thằng kia là con trai của nó , mới học lái có bằng được hơn một tháng -Tui giỡ bài than thở với tụi nó .
-Hừ ! Mới học lái mà đã chạy ẩu , chở bậy còn coi thường người thi hành công vụ !-Nó trừng mắt nhìn cha con thằng nhỏ .-Đã vậy mà còn móc mấy cái bằng liệt sĩ ra xin xỏ ? Nói thật với anh : Tui bực ông này lắm rồi !- Vừa nói nó vừa chỉ tay vào thằng em rễ .
-Gia đình nó khổ quá , anh cũng vẫn phụ giúp vợ con nó miết đó chứ ? Thôi kệ , em vì tình nghĩa anh em mình tha cho nó một lần đi ? –Tui xuống nước .
-Thôi được rồi ! Nhưng mà tui nói cho ông biết nhé ? – Nó chỉ thằng em tui rồi nói tiếp – Ông đừng có mà lợi dụng ba cái bằng Thương binh , liệt sĩ với bà mẹ Việt Nam anh hùng mà dọa tụi tui . Tui đã bỏ qua cho ông cả năm nay rồi !?..
Quay qua tui nó nói : Anh biết không ? Ông này chạy xe không có mảnh giấy manh . Cứ gặp chuyện là lôi cái cuốn Bằng cấp củ rích Liệt sĩ với liệt tông ra xin xỏ . Tui bực hết sức nhưng cũng thông cảm cho hoàn cảnh của ổng bao nhiêu lần rồi . Đâu phải gia đình liệt sĩ là muốn làm gì thì làm !?...
Hắn vẫn chưa thôi bực bội , quay qua thằng em nói tiếp : Thôi cha con ông đánh xe về đi ! Còn thằng nhỏ kia , hôm sau mà còn vi phạm như vầy nữa thì đừng có trách nhé !?..
Vậy là cha con nó líu ríu cám ơn , xong đánh xe dong thẳng một hơi không dám ngoái đầu nhòm lại .Tôi cũng cảm ơn mấy ông CSGT , và vài lời hứa hẹn nhậu nhẹt xong cũng leo lên chiếc xe Hon đa ra về .
Trên đường về , tôi cứ nghĩ mãi về thằng em của tui và cái mẹo vận dụng mấy cái mảnh bằng chứng nhận Liệt sĩ của cha , anh , chị của nó để thay thế cho cái bằng lái xe lam . Và chua xót nghĩ rằng :
Té ra , người ta đã đổ máu cả một dòng họ cho một lý tưởng cao cả , để nhận lấy một phần thưởng nhỏ nhoi đến thế sao ? Một phần thưởng còn thua cả cái bằng lái xe lam vớ vẩn nào đó mà ai cũng có thể có được !?... Và sự hy sinh to lớn đó , nó tầm thường đến độ chỉ mỗi một chút cơm áo đời thường của con cháu , mà họ còn chưa đáp ứng được ? Để con , cháu của họ phải đem cả hương hồn của những lý tưởng lớn đổi lấy chút lòng thương hại của những kẻ hậu sinh !?...
Nghĩ lại , thấy thật là chua chát ....
( Lê quang Luận ) Sài Gòn , 09/12/2014
( Trích trong : Những câu chuyện “Thật như đùa “kể cuối năm )-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét