NỖI BUỒN KHÔNG TÊN GỌI.
Ra trường năm 1983, tính đến nay đã 33 năm trôi qua. Kể từ ngày ấy, mình và tất cả những bạn bè cùng lớp mỗi người một nẻo hiếm khi gặp lại nhau, trừ một số rất ít chỉ vài bạn có điều kiện ở chung thành phố là thỉnh thoảng gặp mặt, còn hầu như phần lớn tất cả đều biền biệt vì cuộc sống mưu sinh. Mãi cho đến ngày nhà trường tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày thành lập ngôi trường CĐ LT-TP chúng mình mới có dịp lại nhau tại tp biển Đà Nẵng sau 33 năm.
Ngày gặp lại, tuy trong lòng không muốn nói ra, nhưng mình thừa biết trong số các bạn bè cũ của mình, ai ai cũng bồi hồi và xúc động, nhất là các bạn nữ. Thời gian đã trôi qua nhanh đến nỗi như một cái chớp mắt đã biến tất cả chúng mình với tuổi đời đôi mươi, cơ thể trẻ trung, căng tràn nhựa sống...phút chốc đã trở thành những ông cụ, bà lão ngấp nghé tuổi 60. Có người bây giờ bắt đầu có dấu hiệu lọm khọm. Có người đang mang bệnh tật nan y và cũng có đôi người vội vã rời bỏ cuộc chơi về thẳng miền miên viễn để vui vầy tự do cùng giun dế.
Bạn bè cũ lâu ngày gặp nhau tay bắt mặt mừng, nam nữ chuyện trò rôm rả, không còn cái cảnh thẹn thùng, e lệ như xưa. Đã có vài cuộc nhậu nhẹt vui vẻ bên nhau. Tuy nhiên, mặc dù tp Đà Nẵng là xứ biển, thế nhưng trong những bữa tiệc mình hoàn toàn không thấy bạn nào gọi những món ăn mà trước đây vẫn là đặc sản ở đó như tôm, cá hay mực...và cũng không có ai nhắc đến những món ngon này. Có vẻ như họ đã quên từng có những món hải sản tuyệt vời đó ở đây lâu lắm rồi. Ngồi với một vài bạn nữ hiện nay vẫn đang sống ở vùng biển miền Trung thuộc Hà Tỉnh, Đồng Hới, Quảng trị...mình tò mò hỏi thăm:
- Các bạn ở ngoài đó, dạo này có hay ăn tôm cá biển không? Tình hình ngư dân ngoài ấy sao rồi?...
- Các bạn ở ngoài đó, dạo này có hay ăn tôm cá biển không? Tình hình ngư dân ngoài ấy sao rồi?...
Cô bạn tên T, gốc Quảng Trị mỉm cười từ tốn trả lời:
- Ngoài ni dân không ai dám ăn hải sản nữa. Ngư dân ngoài một số bỏ nghề, bỏ xứ lang bạt vào Nam sinh sống, số còn lại vẫn ra khơi đánh bắt cá duy trì cuộc sống, nhưng đánh cá về họ cũng không dám cho vợ con ăn mà bán giá rẻ lại cho lái buôn.
- Ngoài ni dân không ai dám ăn hải sản nữa. Ngư dân ngoài một số bỏ nghề, bỏ xứ lang bạt vào Nam sinh sống, số còn lại vẫn ra khơi đánh bắt cá duy trì cuộc sống, nhưng đánh cá về họ cũng không dám cho vợ con ăn mà bán giá rẻ lại cho lái buôn.
Mình ngạc nhiên hỏi:
- Ngoài đó không ai dám ăn vậy đánh bắt cá về bán lại cho ai chứ?
- Họ bán lại chủ yếu cho nhà xe đông lạnh của đám lái buôn từ Hà Nội chạy vào và từ Sài Gòn chạy ra. Có bao nhiêu loại cá gì họ cũng mua. Có điều...giá bèo lắm!
- Ngoài đó không ai dám ăn vậy đánh bắt cá về bán lại cho ai chứ?
- Họ bán lại chủ yếu cho nhà xe đông lạnh của đám lái buôn từ Hà Nội chạy vào và từ Sài Gòn chạy ra. Có bao nhiêu loại cá gì họ cũng mua. Có điều...giá bèo lắm!
À!...Thì ra là đúng như những gì mình đã dự đoán trước đây. Rốt cục bao nhiêu cá tôm nhiễm độc đã được dân Sài Gòn, Hà Nội và các tỉnh lân cận đưa hết vào bụng vì cứ nghĩ cá được đánh bắt ở cùng biển không nhiễm độc của tỉnh nhà. Nghĩ đến chuyện ấy bỗng chạnh buồn. Người Việt bây giờ vì lòng tham đã không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để kiếm tiền dù vẫn biết rằng chính họ đang tiếp tay cho giặc để đầu độc dân tộc đồng loại da vàng của mình.
Dọc theo bờ biển Mỹ Khê kéo dài đến Phố cổ Hội An với những khu nghĩ dưỡng resort, sòng bài, nhà hàng đặc sản, khách sạn... thi nhau mọc lên như nấm cao ngất trời xanh. Biển vẫn trong veo dập dồn sóng vỗ. Đèn màu, bảng điện lấp lánh vào ban đêm đủ mọi màu sắc sặc sở, hiện đại, nhưng từ ngoài đường cho đến nhà hàng nhung nhúc những du khách người TQ ăn nói ồn ào. Có rất ít người Việt tại một nhà hàng đặc sản to lớn đông nghẹt khách Tàu ngay bãi biển mang tên Làng Cá mà mình cùng nhóm bạn ngồi ở đây vào một buổi chiều. Lại cảm thấy buồn trong lòng.
Rời khách sạn vào lúc 6 giờ sáng để ra sân bay cho kịp chuyến 8 giờ. Tại khu vực kiểm tra an ninh trước khi vào phòng đợi, có rất nhiều khách nước ngoài ở đây. Nhóm khách mắt xanh mũi lỏ thì ăn nói nhỏ nhẹ, xếp hàng ngay ngắn ở một cổng khác, có vẻ như họ cố tình né tránh một nhóm rất đông bọn khách Tàu đang ăn nói ồn ào, chen lấn ở cổng bên này. Mình cũng lặng lẽ xếp hàng theo nhóm khách Tây. Mình đã đọc báo và xem nhiều video clip nói về lối hành xử trịch thượng, ồn ào và thiếu văn hóa của du khách TQ, cho đến sáng hôm nay mình mới chứng kiến thực sự. Không hiểu tại sao mình có cảm giác căm ghét và tởm lợm tụi du khách TQ đến như vậy. Có lẽ mình căm ghét cs TQ nên ghét lây luôn cả di sản văn hoá của bọn chúng để lại. Mà nghĩ cho cùng, đã là bọn cộng sản rừng rú thì ở đâu cũng thế...
Một chuyến đi ngắn hai ngày để gặp gỡ lại bạn bè, thầy cô cũ, niềm vui không đủ lớn để khỏa lấp một nỗi buồn chưa biết đặt tên gọi là gì!?...
(Lê Quang Luận), Sài gòn, 26/09/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét