CÂY ĐÀN VĨ CẦM CỦA CUỘC SỐNG...
CÂY ĐÀN VĨ CẦM CỦA CUỘC SỐNG...
Sau hơn 2 tuần đi phượt lang thang từ Đà Nẵng rồi Đà Lạt ... Về đến nhà, đến khu phố cũ thân quen bên Q8 -TP Sài gòn mình thấy đã có nhiều đổi thay đáng kể.
Sự thay đổi lớn nhất có lẽ là khí hậu. Lúc bước chân ra khỏi đất Sài thành vào một ngày cuối tháng 5, thời tiết lúc này vẫn đang nóng nắng đến đổ lửa. Người Sài gòn vẫn trông chờ hàng ngày những cơn mưa đầu mùa để xua tan cái nóng có khi lên đến hơn 40 độ. Đôi lúc người ta cảm thấy bực bội và chán ngán bởi cái tính đỏng đa, đỏng đảnh của ông Trời, bởi lúc thì ông ta vần vũ với mây đen giăng kín bầu trời với sấm vang, chớp giật, giông tố ào ạt ...làm như sắp sửa giáng xuống cõi trần cơn mưa rào đầu mùa xối xả để xua tan cái nóng và sự hoài vọng trông chờ của bao người, nhất là những tâm hồn văn - thi sĩ đang cần chút cảm hứng mỗi khi cơn mưa đầu mùa lại đến. Để rồi những bài thơ, những mảng văn xuôi thấm đẫm nỗi lòng nhung nhớ tha nhân được dịp trải đầy trên trang giấy trắng, trên bàn phím computer bám bụi lâu nay bởi mùa hè nóng bức...Mưa luôn là nguồn cảm hứng vô tận vậy mà!?...
Trở về nhà trong một đêm phố xá ướt đẫm nước mưa, đường xá như vắng thưa người hơn và không khí như mát lành dễ chịu. Có lẽ đó là sự thay đổi lớn nhất sau chuyến đi dài.
Về khu phố nghèo thân quen cũ, có hai nguồn cảm xúc trái ngược nhau. Một buồn và một vui.
Buồn vì trở về nhà sau hai ngày, có lẽ do trời mưa nên quán nhà vắng khách. Những vị khách con nít trẻ tuổi hình như thích nằm nhà ôm chiếc ti vi khi ngoài đường cơn mưa cứ kéo dài nặng hạt hơn là lếch thếch ướt sủng đến quán nét thân thuộc tranh hùng. Do lẽ đó nên buồn vì doanh thu của quán giảm mạnh trong mấy ngày qua. Còn một chuyện vui thì lại nằm nơi khác. Đó là nơi quán bún riêu của đôi bạn trẻ đối diện nhà.
Sau nhiều ngày đi vắng, hai ngày nay ăn sáng ủng hộ lại cô hàng xóm tô bún riêu nóng hổi, bốc hơi nghi ngút sao mà thơm ngon chi lạ.
Sáng nay, sau khi múc cho mình tô bún riêu với riêu cua, giò, chả, đậu phụ...đầy ắp và thơm bức mũi đặt trên bàn, xong cô ta pha một ly trà tắc vàng óng trong lúc mình đang xì xụp thưởng thức món bún. Cô ta lễ phép đặt ly nước lên bàn và bắt chuyện với mình giọng nhẹ như gió thoảng:
- Khuyến mãi chú ly trà tắc đá đường nè! Đợt này chú đi lâu ghê vậy đó?
- Ồ, cám ơn cháu, mà hổm rày bán được không cháu? - Mình hỏi thăm chừng vì thấy cũng vắng khách hai ngày nay.
- Dạ, bán được lắm chú! Lúc đầu ngày bán có 20 tô, sau tăng dần lên 30, 40 rồi mấy hôm chú đi vắng ngày nào cũng bán được hơn 40 tô chú à...mà bán mang đi nhiều hơn vì không có chỗ ngồi nên cũng khỏe! - Giọng miền tây nam bộ của cô bé ngọt lịm, pha lẫn sự vui vẻ, phấn khởi lắm.
Mình gật gù ra vẻ đồng cảm nhưng cũng cố giữ lấy niềm vui đang phát khởi tự nhiên và dấu kín trong lòng. Ừ! Thì chú cũng mong như vậy lắm. Sài gòn mà? Nó luôn là vậy đó. Nó luôn thử thách khắc nghiệt cho những ai mới đến mà cũng rộng rãi cho những người biết chịu thương, chịu khó vươn lên. Những người biết đứng dậy mạnh mẽ sau những lần ngã gục bởi sự khó khăn, cay nghiệt của cuộc sống thì điều đó sẽ được bù đắp bằng sự thành công, nhờ chính sự nổ lực và tinh thần bất khuất của họ thôi mà!
Mình khen và động viên cô bé thầm trong bụng như vậy đó. Rồi mình lại nghĩ; "Những ai đã vươn lên từ sự nghèo khổ mà sống và tồn tại được ở đất Sài gòn này thì dù ở đâu trên đất nước mình họ cũng sẽ dễ dàng vượt qua được."
Tô bún riêu sáng nay mình ăn có cảm giác thơm hơn, ngon lành hơn. Có lẽ tại vì mình thấy vui vì một niềm vui của kẻ khác; của một đôi vợ chồng trẻ đã và đang dần vượt qua những khó khăn ban đầu, để vun đắp cho cái tổ ấm nhỏ nhoi nơi căn nhà thuê giữa đất Sài thành hoa lệ nhưng cũng đầy nghiệt ngã này.
Trở về nhà, có một niềm vui khỏa lấp bớt một nỗi buồn, xem như là quân bình, vì mình biết một điều; "Không có hạnh phúc hay sự đau khổ nào theo ta vĩnh viễn cả. Nó đan xen và hòa quyện vào nhau để tạo nên những cung bậc thăng trầm. Để có lúc thì cất lên tiếng than như ai oán, lúc thì reo vui như tiếng suối chảy róc rách, trong cây đàn vĩ cầm của cuộc đời chúng ta."
(Lê quang Luận) Sài Gòn, 18/06/2015
CÂY ĐÀN VĨ CẦM CỦA CUỘC SỐNG...
Sau hơn 2 tuần đi phượt lang thang từ Đà Nẵng rồi Đà Lạt ... Về đến nhà, đến khu phố cũ thân quen bên Q8 -TP Sài gòn mình thấy đã có nhiều đổi thay đáng kể.
Sự thay đổi lớn nhất có lẽ là khí hậu. Lúc bước chân ra khỏi đất Sài thành vào một ngày cuối tháng 5, thời tiết lúc này vẫn đang nóng nắng đến đổ lửa. Người Sài gòn vẫn trông chờ hàng ngày những cơn mưa đầu mùa để xua tan cái nóng có khi lên đến hơn 40 độ. Đôi lúc người ta cảm thấy bực bội và chán ngán bởi cái tính đỏng đa, đỏng đảnh của ông Trời, bởi lúc thì ông ta vần vũ với mây đen giăng kín bầu trời với sấm vang, chớp giật, giông tố ào ạt ...làm như sắp sửa giáng xuống cõi trần cơn mưa rào đầu mùa xối xả để xua tan cái nóng và sự hoài vọng trông chờ của bao người, nhất là những tâm hồn văn - thi sĩ đang cần chút cảm hứng mỗi khi cơn mưa đầu mùa lại đến. Để rồi những bài thơ, những mảng văn xuôi thấm đẫm nỗi lòng nhung nhớ tha nhân được dịp trải đầy trên trang giấy trắng, trên bàn phím computer bám bụi lâu nay bởi mùa hè nóng bức...Mưa luôn là nguồn cảm hứng vô tận vậy mà!?...
Trở về nhà trong một đêm phố xá ướt đẫm nước mưa, đường xá như vắng thưa người hơn và không khí như mát lành dễ chịu. Có lẽ đó là sự thay đổi lớn nhất sau chuyến đi dài.
Về khu phố nghèo thân quen cũ, có hai nguồn cảm xúc trái ngược nhau. Một buồn và một vui.
Buồn vì trở về nhà sau hai ngày, có lẽ do trời mưa nên quán nhà vắng khách. Những vị khách con nít trẻ tuổi hình như thích nằm nhà ôm chiếc ti vi khi ngoài đường cơn mưa cứ kéo dài nặng hạt hơn là lếch thếch ướt sủng đến quán nét thân thuộc tranh hùng. Do lẽ đó nên buồn vì doanh thu của quán giảm mạnh trong mấy ngày qua. Còn một chuyện vui thì lại nằm nơi khác. Đó là nơi quán bún riêu của đôi bạn trẻ đối diện nhà.
Sau nhiều ngày đi vắng, hai ngày nay ăn sáng ủng hộ lại cô hàng xóm tô bún riêu nóng hổi, bốc hơi nghi ngút sao mà thơm ngon chi lạ.
Sáng nay, sau khi múc cho mình tô bún riêu với riêu cua, giò, chả, đậu phụ...đầy ắp và thơm bức mũi đặt trên bàn, xong cô ta pha một ly trà tắc vàng óng trong lúc mình đang xì xụp thưởng thức món bún. Cô ta lễ phép đặt ly nước lên bàn và bắt chuyện với mình giọng nhẹ như gió thoảng:
- Khuyến mãi chú ly trà tắc đá đường nè! Đợt này chú đi lâu ghê vậy đó?
- Ồ, cám ơn cháu, mà hổm rày bán được không cháu? - Mình hỏi thăm chừng vì thấy cũng vắng khách hai ngày nay.
- Dạ, bán được lắm chú! Lúc đầu ngày bán có 20 tô, sau tăng dần lên 30, 40 rồi mấy hôm chú đi vắng ngày nào cũng bán được hơn 40 tô chú à...mà bán mang đi nhiều hơn vì không có chỗ ngồi nên cũng khỏe! - Giọng miền tây nam bộ của cô bé ngọt lịm, pha lẫn sự vui vẻ, phấn khởi lắm.
Mình gật gù ra vẻ đồng cảm nhưng cũng cố giữ lấy niềm vui đang phát khởi tự nhiên và dấu kín trong lòng. Ừ! Thì chú cũng mong như vậy lắm. Sài gòn mà? Nó luôn là vậy đó. Nó luôn thử thách khắc nghiệt cho những ai mới đến mà cũng rộng rãi cho những người biết chịu thương, chịu khó vươn lên. Những người biết đứng dậy mạnh mẽ sau những lần ngã gục bởi sự khó khăn, cay nghiệt của cuộc sống thì điều đó sẽ được bù đắp bằng sự thành công, nhờ chính sự nổ lực và tinh thần bất khuất của họ thôi mà!
Mình khen và động viên cô bé thầm trong bụng như vậy đó. Rồi mình lại nghĩ; "Những ai đã vươn lên từ sự nghèo khổ mà sống và tồn tại được ở đất Sài gòn này thì dù ở đâu trên đất nước mình họ cũng sẽ dễ dàng vượt qua được."
Tô bún riêu sáng nay mình ăn có cảm giác thơm hơn, ngon lành hơn. Có lẽ tại vì mình thấy vui vì một niềm vui của kẻ khác; của một đôi vợ chồng trẻ đã và đang dần vượt qua những khó khăn ban đầu, để vun đắp cho cái tổ ấm nhỏ nhoi nơi căn nhà thuê giữa đất Sài thành hoa lệ nhưng cũng đầy nghiệt ngã này.
Trở về nhà, có một niềm vui khỏa lấp bớt một nỗi buồn, xem như là quân bình, vì mình biết một điều; "Không có hạnh phúc hay sự đau khổ nào theo ta vĩnh viễn cả. Nó đan xen và hòa quyện vào nhau để tạo nên những cung bậc thăng trầm. Để có lúc thì cất lên tiếng than như ai oán, lúc thì reo vui như tiếng suối chảy róc rách, trong cây đàn vĩ cầm của cuộc đời chúng ta."
(Lê quang Luận) Sài Gòn, 18/06/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét